Website là kênh truyền thông chính thức và cốt lõi của nhiều doanh nghiệp. Mặc dù có vô vàn cách tiếp cận khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội thịnh hành nhưng website vẫn là công cụ đắc lực để bán hàng và mang lại giá trị lan tỏa thương hiệu chuyên nghiệp nhất. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi phát triển website đều phải tính toán và xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO để dễ dàng nâng cao thứ hạng tìm kiếm và thuận lợi phát triển trên nền tảng này. Vậy cấu trúc của một website bao gồm những gì? Mời bạn cùng đớn xem bài viết sau đây của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu nhé!
Cấu trúc website là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược SEO (Ảnh: Internet)
Cấu trúc Website là gì? Cấu trúc website chuẩn SEO là gì?
Cấu trúc website là cách tổ chức, sắp xếp các trang web, nội dung và những liên kết nội bộ trong trang web. Website có tính khoa học và logic sẽ là chìa khóa dẫn dắt người dùng tìm kiếm nhanh chóng nội dung mà họ quan tâm. Ngược lại, nếu cấu trúc website sắp xếp lộn xộn, đan xen, chồng chéo vào nhau sẽ khiến trải nghiệm người dùng trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Thuật toán Google sẽ đánh giá tốt những mô hình website chuẩn SEO, vì thế cấu trúc là yếu tố quan trọng để Google nhận diện và đưa website lên top đầu tìm kiếm.
Cấu trúc website chuẩn SEO là cách sắp xếp trang chủ, hệ thống trang con và nội dung bài viết một cách logic, liên hệ mật thiết với nhau để Google dễ dàng thu thập tài liệu và hiểu được toàn bộ trang web.
Bạn thử tưởng tượng, trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google chỉ khoảng 10 bài viết hiển thị và tất nhiên để được ngồi “chiễm chệ” ở thứ hạng cao, các doanh nghiệp đã phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu cấu trúc website, tối ưu nội dung để “đánh bại” hàng triệu website cũng đang khát khao xuất hiện trong “mảnh đất tiềm năng” ấy.
Vì vậy, cấu trúc website được xem như yếu tố “sống còn” giúp brand đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên môi trường web.
Cấu trúc website ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng (Ảnh: Internet)
2 Loại cấu trúc Website trong SEO
Cấu trúc Silo
Silo là loại cấu trúc website chia nhỏ nội dung theo từng cụm chủ đề liên quan, giúp người dùng dễ dàng tìm đọc thông tin và điều hướng đến các bài viết có cùng chủ đề bằng liên kết nội bộ (internal link).
Với cấu trúc Silo, các thành phần nội dung được sắp xếp một cách logic, trật tự, rõ ràng, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
Cấu trúc website chuẩn SEO silo được phân cấp dựa trên 3 yếu tố:
- Cấu trúc URL
- Liên kết theo ngữ cảnh
- Điều hướng breadcrumb
Mô hình Silo đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu SEO website, cải thiện chất lượng người dùng, giúp lập trình viên quản lý nội dung và kiểm soát hoạt động website một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, nhược điểm của cấu trúc này là hạn chế trong việc liên kết nội dung tổng thể trang web, chưa thực sự tối ưu SEO một cách liền mạch từ trang chủ đến trang con. Ngoài ra, Silo không phù hợp với trang web thương mại điện tử, cứng nhắc khi mở rộng và không phù hợp với mọi ngành nghề.
Mô hình cấu trúc Silo (Ảnh: Internet)
Cấu trúc Topic Cluster
Cấu trúc Topic Cluster (cụm chủ đề) là việc tổng hợp thành phần nội dung của các trang con và hệ thống bài viết, tập trung bao quát toàn diện về một chủ đề cụ thể.
3 thành phần cơ bản trong cấu trúc Topic Cluster bao gồm:
- Pillar page: Đây là trang trụ cột, đề cập đến một chủ đề cốt lõi. Trang này phải chứa đựng toàn diện nội dung chính, cung cấp cho người đọc nhiều thông tin giá trị để thúc đẩy họ truy cập vào bài viết liên quan.
- Cluster Content: Các trang con này bao gồm hàng loạt nội dung chuyên sâu hơn về chủ đề chính được thể hiện ở Pillar page.
- Internal link: Là liên kết nội bộ giữa tất cả các trang trong cùng một website. Liên kết nội bộ giúp website hình thành nên một cấu trúc phân cách, có vai trò như “dòng chảy” kết nối nội dung từ trang chủ đến các doanh mục rồi đến từng bài viết.
Cấu trúc Topic Cluster mang lại nhiều lợi ích cho website như:
- Giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung quan tâm.
- Tăng cường thứ hạng SEO website.
- Tăng tương tác người dùng trong website.
- Tạo lộ trình thuận lợi tiến tới quá trình mua sắm của khách hàng.
- Nâng cao khả năng tạo ra chuyển đổi.
- Xây dựng hệ thống nội dung hữu ích, có giá trị để phục vụ khách hàng.
Mô hình cấu trúc Topic Cluster (Ảnh: Internet)
Các bước tối ưu cấu trúc Website chuẩn SEO
Phác thảo sơ đồ cấu trúc Website
Để thuận tiện cho quá trình tối ưu website, việc phác thảo sơ đồ là bước quan trọng đầu tiên. Sơ đồ minh họa phải thể hiện được mô hình chiều ngang và dọc của website. Trong đó, chiều ngang thường thể hiện danh mục chính, chủ đề bài viết chủ chốt… và chiều dọc sẽ thể hiện từng cấp bậc của nội dung.
Thiết kế URL thể hiện phân cấp cấu trúc cho Website
Nội dung trang web được thể hiện một phần qua URL, là thành tố đầu tiên mà người dùng có thể nhìn thấy khi truy cập vào giao diện website. Vì vậy, nhà phát triển phải thiết kế, quy ước công thức đặt URL hợp lý để tạo nên tính nhất quán và sự liền mạch thông tin. URL còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đặc biệt đến SEO và nâng cấp trải nghiệm người dùng.
Xây dựng điều hướng menu
Điều hướng menu là mạch kết nối quan trọng để dẫn dắt người dùng đi từ doanh mục website đến hệ thống từng bài viết cụ thể. Developer cần đưa chủ đề và trang quan trọng lên vị trí dễ truy cập nhất trên menu để người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn khai thác ở website.
Đảm bảo thiết lập điều hướng khác
Ngoài xây dựng thanh điều hướng menu, lập trình viên phải đi sâu vào việc định hướng một số điều hướng quan trọng khác trong website như sau:
- Footer: Footer hay còn gọi là chân trang, nhiệm vụ của nó là tổng hợp những nội dung “ăn tiền” nhất của website như: giới thiệu doanh nghiệp, hotline, địa chỉ website, liên kết mạng xã hội, link điều hướng đến sản phẩm công ty, chính sách bảo hành, bản đồ chỉ dẫn…
- Breadcrumb: Đây là khái niệm về đường dẫn điều hướng, là một chuỗi liên kết được sắp xếp theo thứ tự để thể hiện cấu trúc website. Cụ thể, Breadcrumb sẽ hiển thị đường dẫn từ trang chủ đến trang hiện tại mà người dùng đang xem. Ví dụ: Hướng Nghiệp Á Âu => Marketing => Digital Marketing => Đào Tạo SEO.
- Phân trang: Không đơn giản như những doanh nghiệp có ít sản phẩm, nhà phát triển cần đầu tư nhiều thời gian để phân trang và sắp xếp vị trí hiển thị hợp lý trên website đối với những doanh nghiệp có số lượng sản phẩm lên đến hàng trăm, hàng nghìn.
Triển khai Internal Link toàn bộ Website
Internal đóng vai trò như mạch máu của toàn bộ website, là liên kết nội bộ điều hướng người dùng đi từ trang này sang trang khác, từ bài viết này sang bài viết khác trong cùng một website. Vì thế, lập kế hoạch và triển khai internal link là quá trình
Cấu trúc website dễ sử dụng mới là yếu tố thu hút
lượng truy cập tự nhiên và thân thiện với SEO (Ảnh: Internet)
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn tường tận thông tin về định nghĩa và cách xây dựng cấu trúc URL chuẩn SEO. Mong rằng, những kiến thức hữu ích này sẽ góp phần vào chiến lược SEO website của bạn đạt hiệu quả cao hơn. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.
Ý kiến của bạn