Trong lĩnh vực Digital Marketing đang có tốc độ phát triển thần tốc, các thuật ngữ liên quan như Topical Authority và Semantic SEO ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Điểm giao của hai giải pháp này là đều mang một mục đích chung là giúp website thăng hạng trên các công cụ tìm kiếm. Vậy thực sự Topical Authority & Semantic SEO là gì? Điều gì khiến hai giải pháp này được nhiều chuyên gia ưu tiên nhất khi đánh giá các yếu tố góp phần tạo nên một chiến dịch SEO thành công? Cùng tìm hiểu ngay chủ đề này thông qua bài viết dưới đây của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu nhé!
Topical Authority và Semantic SEO là hai mắt xích quan trọng
góp phần tạo nên các chiến dịch SEO thành công cho doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Topical Authority là gì?
Topical Authority trong SEO là thuật ngữ chỉ mức độ uy tín, kiến thức chuyên môn, tính chính xác và thông tin giá trị của website về một chủ đề cụ thể. Thẩm quyền này được Google đánh giá dựa trên tần suất đăng tải và chất lượng nội dung mà website cung cấp.
Thay vì bám sát vào các cụm từ khóa riêng lẻ, Topical Authority nhấn mạnh vào việc tạo ra một cấu trúc nội dung chặt chẽ và logic, đi sâu vào kiến thức cốt lõi để đáp ứng những truy vấn của khách hàng khi tìm đến website.
Topical Authority là chỉ số về mức độ uy tín và chuyên môn của website (Ảnh: Internet)
Khi đạt được Topical Authority, Google sẽ đánh giá cao website như một nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy và ưu tiên hiển thị ở những vị trí top đầu trong trang kết quả tìm kiếm. Điều này không chỉ giúp website có được lưu lượng truy cập tự nhiên lớn mà còn có thể giữ chân người dùng lâu hơn, từ đó tạo được lòng tin nơi khách hàng, thúc đẩy gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Topical Authority phản ánh mức độ chuyên môn của website về một lĩnh vực nhất định để thu hút đông đảo sự quan tâm của người dùng. Tuy nhiên, không phải website nào có lưu lượng truy cập cao cũng có chỉ số Topical Authority cao.
Semantic SEO là gì?
Semantic SEO là chiến lược tối ưu hóa nội dung dựa trên ngữ nghĩa và chiều sâu của từ khóa. Thay vì chỉ tập trung khai thác một từ khóa cố định, Semantic còn bao quát cả những từ khóa tìm kiếm liên quan hoặc có ý nghĩa tương tự để tạo mối liên kết nội dung và cung cấp cho người đọc mạng lưới thông tin toàn diện và đầy đủ nhất.
Điều này giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được chủ đề cụ thể của website, từ đó đưa nội dung lên vị trí top đầu của trang kết quả tìm kiếm.
Có nhiều điểm khác biệt giữa Semantic SEO và SEO truyền thống. Trong đó, SEO truyền thống chỉ tập trung cố định vào từ khóa còn Semantic SEO lại khai thác sâu hơn về ngữ cảnh của keyword để cung cấp thông tin toàn diện, giá trị và mở rộng nội dung cho người đọc. Bằng cách này, Semantic SEO vừa giúp cải thiện trải nghiệm người dùng vừa đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm nhờ việc cung cấp câu trả lời phù hợp và toàn diện hơn cho các truy vấn của người dùng.
Semantic SEO là một chiến lược hữu hiệu để nâng cấp thứ hạng tìm kiếm cho website (Ảnh: Internet)
Tại sao Topical Authority lại quan trọng với hoạt động SEO?
Nâng cao độ tin cậy của Website
Khi một website liên tục cung cấp nội dung chất lượng cao và toàn diện về một chủ đề cụ thể sẽ được Google đánh giá như một “chuyên gia” trong lĩnh vực. Từ đó, Google sẽ ưu tiên hiển thị và phân phối nội dung website lên top đầu tìm kiếm, giúp người dùng dễ dàng và nhanh chóng truy cập vào website.
Quản lý nội dung Website
Hiện có 200 triệu trang web đang hoạt động, điều này đồng nghĩa với việc Google phải xử lý một khối lượng nội dung vô cùng khổng lồ. Trong đó, một trong những thang đo quan trọng của công cụ tìm kiếm này là đánh giá nội dung dựa trên góc nhìn chuyên môn.
Đạt được thẩm định Topical Authority, website trở thành một trong những nguồn thẩm quyền (authoritative sources) trong một lĩnh vực cụ thể và được ưu tiên xếp thứ hạng cao hơn trong danh sách hiển thị kết quả tìm kiếm của Google.
Giảm thiểu nội dung rác
Nếu quá bám sát vào từ khóa mà không đào sâu kiến thức vào những thông tin cốt lõi, website sẽ bị đánh giá là có nội dung lan man, kém chất lượng, “vô thưởng vô phạt”, hay còn được gọi là nội dung “rác” trên môi trường internet và sẽ bị Google nhanh chóng xóa tên ra khỏi kết quả tìm kiếm.
Topical Authority là một giải pháp định hướng nội dung chất lượng, giúp người dùng tìm kiếm thông tin chính xác, hữu ích và gia tăng vị thế của website.
Topical Authority là một “chiến binh” mạnh mẽ đưa
thứ hạng website tăng bền vững trên các công cụ tìm kiếm (Ảnh: Internet)
Các bước xây dựng Semantic Web hiệu quả nhất
Để xây dựng content dựa theo phương thức Semantic Web, người dùng sẽ tập trung vào việc mở rộng toàn diện nội dung có liên quan đến từ khóa chính. Dưới đây là một số bước thực hiện cơ bản nhất:
Bước 1: Xác định chủ đề và từ khóa
Bước đầu tiên nhưng rất quan trọng, bạn cần xác định chính xác chủ đề và từ khóa chính bằng việc nghiên cứu thị trường, phân tích insight khách hàng, dùng công cụ nghiên cứu từ khóa, đánh giá khả năng cạnh tranh.
Bước 2: Nghiên cứu từ khóa ngữ nghĩa
Có được từ khóa chính, bước tiếp theo là việc nghiên cứu từ khóa ngữ nghĩa mở rộng Semantic Keyword. Một số cách mà bạn có thể tham khảo như: dựa trên kết quả tìm kiếm của Google, công cụ nghiên cứu từ khóa, nội dung của đối thủ cạnh tranh…
Bước 3: Xây dựng Outline bài viết
Tiếp theo, bạn cần tạo một bố cục logic, phân tầng nội dung hợp lý, chia content thành các heading liên quan đến từ khóa chính một cách tự nhiên, mạch lạc và liên kết với nhau.
Bước 4: Viết nội dung
Bài viết thể hiện được nội dung chủ đề một cách sâu sắc, giá trị, ngôn từ dễ hiểu, phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
Từ khóa được lồng ghép với mật độ hợp lý, tránh trường hợp nhồi nhét quá nhiều keyword sẽ khiến người đọc cảm thấy khó hiểu.
Nội dung được thể hiện sáng tạo, bao hàm những số liệu chính thống, hình ảnh minh họa sinh động, hạn chế các quảng cáo không liên quan.
Bước 5: Tối ưu hóa nội dung
Cuối cùng, đừng quên tối ưu hóa tiêu đề, nội dung chính, hình ảnh, video, liên kết nội bộ, URL… để làm phong phú thêm nội dung và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Quản trị viên hoàn toàn có thể chủ động
xây dựng chiến lược Semantic SEO cho website của mình (Ảnh: Internet)
Bí quyết xây dựng Internal Link thúc đẩy SEO vượt trội
- Xây dựng hệ thống internal link mang thông tin giá trị cho người đọc.
- Sử dụng Breadcrumb (thẻ điều hướng) rõ ràng, logic, liên kết mật thiết với nhau.
- Ưu tiên liên kết đến các trang quan trọng hoặc có tỷ lệ chuyển đổi cao.
- Tối ưu số liên kết nội bộ về mức từ 3 – 7 internal link trong một bài viết.
- Sử dụng anchor text tự nhiên và liên quan.
- Thường xuyên cập nhật và kiểm tra hệ thống liên kết nội bộ để khắc phục kịp thời những lỗi liên kết hỏng hoặc không còn phù hợp.
Internal link là một hệ sơ đồ dẫn lối khách hàng tìm hiểu đồng thời
nhiều nội dung trên trang web (Ảnh: Internet)
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn toàn diện kiến thức quan trọng về chủ đề Topical Authority & Semantic SEO là gì. Hy vọng, những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn trong việc xây dựng một chiến dịch SEO thành công vững bền. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.
Ý kiến của bạn