Mã độc (Shell Web) là gì? Cách xử lý Website bị nhiễm mã độc

Shell Web (mã độc) là một thuật ngữ rất quan trọng mà mỗi quản trị viên đều phải hiểu chuyên sâu để tránh tình trạng bị hacker xâm nhập, đánh chiếm kho dữ liệu khổng lồ của trang web. Việc website bị nhiễm mã độc sẽ dẫn đến nhiều hậu quả vô cùng quan trọng như thất thoát hoặc mất toàn bộ dữ liệu, thông tin khách hàng, làm suy giảm độ tin cậy với người truy cập và gây thiệt hại tài chính nặng nề cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin quan trọng nhất cho câu hỏi Shell Web là gì, từ khái niệm, nguyên nhân cho đến cách khắc phục và phòng ngừa mã độc hiệu quả nhất.

sử dụng mã độc để đánh cắp phần dữ liệu

Kẻ tấn công thường sử dụng mã độc để đánh cắp phần dữ liệu quan trọng

hoặc phá hoại toàn bộ kho thông tin của website (Ảnh: Internet)

Mã độc (Shell Web) là gì?

Web Shell là một loại phần mềm độc hại mà hacker cài đặt vào hệ thống website mục tiêu thông qua các lỗ hổng bảo mật. Đoạn mã độc này cho phép hacker xâm nhập trái phép vào máy chủ website, từ đó thực hiện các hành vi nguy hiểm như thay đổi dữ liệu, chiếm quyền điều khiển web, đánh cắp thông tin, chèn thêm link lạ hoặc triển khai các cuộc tấn công nguy hiểm khác để đưa máy chủ thành hệ thống nô lệ, thậm chí là chấm dứt hoạt động.

Shell Web được lập trình từ bất cứ ngôn ngữ nào, miễn là nó có thể dễ dàng thích ứng với hệ thống máy chủ của website như Python, Ruby, PHP, Java… Tuy nhiên, để dễ dàng xâm nhập vào website, kẻ tấn công sẽ viết mã nguồn cho Shell Web bằng chính ngôn ngữ lập trình mà website đang sử dụng.

Trong thời buổi công nghệ hiện đại đang không ngừng bùng nổ và thương mại điện tử chiếm lĩnh ngôi vua như hiện nay thì cuộc cạnh tranh gay gắt trên môi trường trực tuyến giữa các doanh nghiệp cũng được đẩy lên đỉnh điểm. Ngày càng xuất hiện nhiều hành vi tấn công tinh xảo, phức tạp, rất khó để phát hiện. Vì thế, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần trang bị nhiều lớp bảo mật hiệu quả để đề phòng website bị tấn công từ mã độc bất cứ lúc nào.

Mã độc (Shell Web) là gì

Shell Web là mã độc được hacker sử dụng ngày càng nhiều vì chúng rất khó phát hiện (Ảnh: Internet)

Website bị nhiễm độc do những nguyên nhân nào?

Hosting/Tài khoản Website có độ bảo mật kém

Website sử dụng hosting chất lượng kém, không được nhà cung cấp đảm bảo yếu tố bảo mật là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến website bị “đột kích” bởi các đoạn mã độc nguy hiểm. Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức trong việc quản lý tài khoản hoặc sử dụng mật khẩu yếu cũng là nguyên nhân khiến hacker dễ dàng truy cập vào trang web của bạn.

Bị tấn công có chủ đích

Nếu website của bạn là mục tiêu tấn công của hacker nhằm mục đích tống tiền hoặc đánh cắp thông tin để cung cấp cho bên thứ ba…, chúng sẽ tận dụng những lỗ hổng bảo mật và thực hiện nhiều phương pháp tấn công khác nhau như SQL injection, Cross-site scripting, Zero-day exploit, brute force, phishing…

Máy tính cá nhân bị nhiễm Virus Trojan

Virus Trojan là một loại mã độc được chèn vào để kiểm soát hoạt động trang web. Trojan thường “ẩn náu” dưới danh nghĩa một phần mềm hợp pháp, lừa người dùng tải về để thực hiện âm mưu theo dõi và đánh cắp thông tin của website.

Website bị nhiễm độc do những nguyên nhân nào

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc website bị nhiễm mã độc,

liên quan đến cả yếu tố chủ quan và khách quan (Ảnh: Internet)

Shell Web được Hacker sử dụng như thế nào?

Shell Web là công cụ mạnh mẽ mà hacker sử dụng để xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát website. Sau khi cài đặt thành công Shell Web, hacker có thể truy cập vào các thư mục trên máy chủ, cài đặt lệnh trái phép hoặc tải lên các tập tin độc lại khác để mở rộng phạm vi tấn công.

Phần lớn hacker sử dụng Shell Web để đánh cắp những nguồn thông tin nhạy cảm như tài khoản khách hàng, dữ liệu truy cập, tỷ lệ chuyển đổi… nhằm phát tán thông tin hoặc khai thác tiền điện tử.

Ngoài ra, kẻ tấn công còn sử dụng mã độc để tấn công hệ thống website mục tiêu nhằm thực thi và điều khiển các câu lệnh từ xa mà không dễ dàng bị phát hiện bởi các hệ thống bảo mật.

Shell Web được Hacker sử dụng như thế nào

Một số hacker dùng mã độc để phát tán phần mềm độc hại đến người truy cập (Ảnh: Internet)

Cách xử lý khi website bị nhiễm mã độc

Loại bỏ đoạn mã độc trong trang Web

Để thực hiện điều này, bạn cần sử dụng các công cụ quét mã độc như Sucuri SiteCheck, Quttera, WPScan, Detectify, SiteLock… và các giải pháp tường lửa hiện đại khác. Sau đó kiểm tra, xóa bỏ các tập tin đáng nghi ngờ, đồng thời thay đổi tài khoản quản trị và các tài khoản liên quan.

Khôi phục toàn bộ dữ liệu dựa vào bản sao lưu

Nếu website đã được backup dữ liệu trước đó, quản trị viên có thể khôi phục các tệp bị nhiễm mã độc trở lại nguyên trạng thông tin ban đầu bằng dữ liệu từ bản backup. Nếu trong trường hợp, quản trị viên không thể xác định tệp nào đã bị nhiễm, điều tốt nhất lúc này là cập nhật toàn bộ cơ sở dữ liệu của trang web bằng bản sao lưu.

Cập nhật ứng dụng, Plugin, tiện ích và chủ đề

Kẻ tấn công thường tận dụng lỗ hổng bảo mật để chèn các đoạn mã độc vào website. Vì thế, sau khi kiểm tra và loại bỏ các shell trên website, bạn cần cập nhật phiên bản mới nhất cho tất cả Plugin, Themes và những tiện ích khác để vá lỗ hổng bảo mật, đảm bảo hacker không thể xâm nhập lại.

Xóa cảnh báo trang Web bị nhiễm mã độc trên Google

Khi trang web bị nhiễm mã độc, các công cụ tìm kiếm sẽ nhanh chóng phát hiện và hiển thị cảnh báo web bị dính Shell, từ đó đưa website vào danh sách đen và loại khỏi danh sách kết quả tìm kiếm. Vì vậy sao khi đã “dọn dẹp sạch sẽ” các yếu tố nguy lại đến trang web, quản trị viên cần thông báo để Google review lại chất lượng và thứ hạng cho website.

Cách xử lý khi website bị nhiễm mã độc

Việc phát hiện và xử lý kịp thời mã độc có ý nghĩa vô cùng quan trọng để

bảo vệ thông tin người dùng và duy trì uy tín cho website (Ảnh: Internet)

Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng Website bị nhiễm mã độc

  • Luôn cài đặt và sử dụng một phần mềm diệt virus chính hãng, mạnh mẽ.
  • Thường xuyên thay đổi mật khẩu mạnh cho các tài khoản quản trị viên.
  • Thường xuyên kiểm tra lại mã nguồn để kịp thời phát hiện các file lạ bị gán vào website.
  • Xây dựng chính sách bảo mật với các thiết bị PnP.
  • Thiết lập quy tắc hoạt động và đặt password cho tệp tin quan trọng trong website.
  • Thường xuyên kiểm tra và cập nhật máy tính, phần mềm.
  • Truy cập web an toàn, không nhấp vào link lạ, web đen, web độc hại…

Shell Web là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ website nào, đòi hỏi quản trị viên phải luôn cập nhật những biện pháp đề phòng hiệu quả nhất để gia tăng tính bảo mật cho trang web. Hy vọng, bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin giá trị về khái niệm mã độc (Shell Web) là gì, cũng như các biện pháp quét mã độc website an toàn và triệt để nhất. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.

Điểm: 4.9 (45 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Anh Tuy

Chuyên gia digital marketing nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Bằng cách đơn giản hóa những khái niệm phức tạp, anh giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và ứng dụng digital marketing vào công việc của mình.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn