Cuộc chạy đua tranh giành thứ hạng SEO trên các công cụ tìm kiếm chưa từng có dấu hiệu hạ nhiệt trong bối cảnh tiếp thị số không ngừng bùng nổ như hiện nay. Vì thế, doanh nghiệp không ngần ngại đầu tư công nghệ tiên tiến nhất vào website của mình để các nền tảng tìm kiếm dễ dàng nhận diện và đẩy mạnh thứ hạng hiển thị cho website. Trong số các công nghệ ấy, Schema được xem là công cụ tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tức thời và nổi bật nhất. Trước khi khám phá cách sử dụng và tối ưu Schema, đầu tiên bạn cần nắm vững khái niệm Schema là gì. Cùng Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Sử dụng Schema giúp website dễ dàng đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (Ảnh: Internet)
Schema là gì?
Schema, hay Schema Markup, là một dạng cấu trúc code nhỏ được thêm vào trang web để cung cấp thông tin chi tiết hơn giúp các bộ máy tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo hiểu rõ nội dung và ngữ cảnh của website.
Schema là tập hợp các thẻ HTML được phát triển bởi Schema.org với mục tiêu chuẩn hóa cách website mô tả dữ liệu của mình. Dữ liệu Schema giúp các công cụ tìm kiếm nhận biết và đọc được toàn bộ nội dung trang web, từ đó hiển thị kết quả tìm kiếm chính xác và phù hợp với người dùng. Vì thế, Schema ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO của website.
Các nội dung thể hiện của Schema có thể là: hình ảnh, giá cả, đánh giá sản phẩm, thời gian nấu ăn, heading bài viết… sẽ thu hút sự chú ý của người dùng, kích thích họ truy cập và đọc nội dung của trang web.
Ví dụ: Nếu website của bạn là trang chia sẻ công thức nấu ăn thì một số Schema có thể xem xét hiển thị kèm theo tiêu đề bài viết như: đánh giá từ khách hàng, tổng lượt truy cập, hình ảnh món ăn, thời gian nấu, các bước chế biến chính…
Cách hiển thị của Schema trên trang kết quả tìm kiếm của Google (Ảnh: Internet)
Schema ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
Hiện nay, lĩnh vực SEO đã có sự thay đổi lớn khi “ông lớn” Google luôn cập nhật và thay đổi thuật toán mới để siết chặt nội dung được hiển thị trên bảng xếp hạng thứ tự tìm kiếm đầu tiên. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn không ngừng chú trọng vào việc xây dựng cấu trúc website, chất lượng nội dung và ứng dụng công nghệ hiện đại để giành được vị trí top đầu.
Giữa khoảng 1,9 tỷ trang web đang hoạt động trên toàn cầu nhưng hiện chỉ có 30% trang trực tuyến ứng dụng Schema cho website của mình. Đây là thời cơ để doanh nghiệp chớp lấy cơ hội, đón đầu xu thế để nâng cấp toàn diện trang web của mình.
Schema đóng vai trò vô cùng thiết thực trong việc cải thiện hiệu suất SEO, giúp các công cụ tìm kiếm phân tích, hiển thị nội dung website một cách rõ ràng và chính xác hơn.
Với Schema, Google sử dụng đánh dấu lược đồ, tạo thành các đoạn mã Rich Snippets, là đoạn thông tin nổi bật đi kèm nội dung bài viết, giúp bài viết trở nên hấp dẫn hơn với người dùng, làm tăng khả năng nhấp chuột vào trang web.
Schema giúp cải thiện trải nghiệm truy cập của khách hàng theo xu hướng hiện đại, đóng vai trò như một cầu nối cung cấp thông tin chính xác để trả lời câu hỏi người dùng nhanh chóng và cụ thể.
Quan trọng hơn hết, Schema giúp website nhận lưu lượng truy cập tự nhiên lớn và chất lượng hơn, từ đó tăng cường tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Theo các công bố chính thức, Google khuyến khích doanh nghiệp
sử dụng Schema cho website của mình (Ảnh: Internet)
Một số cấu trúc Schema phổ biến nhất hiện nay
- Schema Product: Loại Schema này được dùng để mô tả tổng quan về sản phẩm hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Người dùng có thể xem đánh giá sản phẩm, giá bán, chương trình khuyến mãi, tình trạng hàng hóa, text giới thiệu ngắn gọn trong kết quả tìm kiếm…
- Schema Article: Đây là Schema được dùng cho blog hoặc trang tin tức, cung cấp các thông tin như tiêu đề, tác giả, ngày đăng tải, hình ảnh minh họa…
- Schema FAQ: Sử dụng cho các trang web chứa dữ liệu ở dạng câu hỏi thường gặp, câu hỏi tương ứng… và câu trả lời nằm ngay trong kết quả tìm kiếm, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng.
- Schema Breadcrumb: Loại Schema này là hệ thống đường dẫn trên một trang web để người dùng truy cập, khám phá website một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Schema Recipe: Loại Schema này đặc biệt phù hợp với những trang web chủ đề F&B, cung cấp những thông tin như điểm đánh giá người dùng, chuẩn bị nguyên liệu, thời gian nấu… giúp Google dễ dàng nhận diện đây là web nấu ăn và hiển thị cho người dùng theo những cách thú vị và hấp dẫn nhất.
Một số loại Schema được sử dụng nhiều nhất
Schema là một loại ngôn ngữ định dạng có cấu trúc, được sử dụng rất phổ biến trong các trang mạng trực tuyến để thúc đẩy lưu lượng truy cập và nâng cao thứ hạng tìm kiếm.
Danh sách đầy đủ về lược đồ Schema khá rộng và dưới đây là một số loại Schema được sử dụng nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại:
- Bài viết
- Tìm kiếm trang web
- Khách sạn, nhà hàng
- Doanh nghiệp địa phương
- Phim ảnh
- Sự kiện
- Ứng dụng phần mềm
- Đánh giá sản phẩm
- Các tập phim truyền hình và xếp hạng
Tùy thuộc vào chủ đề và nội dung trang web mà cách thức thể hiện Schema sẽ khác nhau (Ảnh: Internet)
Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Schema cho Website
Cách thêm Schema vào website và sử dụng nó thật sự không quá phức tạp nếu như bạn hiểu được cơ chế hoạt động của Schema và có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình. Bạn có thể cài đặt Schema vào trang web theo các cách đơn giản dưới đây:
Cách 1: Sử dụng mã HTML
Bạn có thể chèn thêm các mã code vào mã nguồn HTML của trang web bằng cách sử dụng các thuộc tính như itemscope, itemprop và itemtype.
Cách 2: Sử sụng Plugin SEO
Bạn có thể cài đặt một plugin SEO như Rank Math để tự động thêm Schema, sử dụng và quản lý các đoạn code Schema cho trang web của bạn.
Cách 3: Sử dụng JavaScript
Hầu hết các đoạn mã Schema đều sử dụng định dạng được Google khuyến nghị là JSON-LD và được chèn vào website bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript.
Có nhiều cách để cài đặt và thêm Schema vào trang web, bài viết (Ảnh: Internet)
Schema là một phương tiện hiệu quả giúp website dễ dàng nâng cấp thứ hạng và nổi bật trên các công cụ tìm kiếm. Với các tính năng quan trọng như mô tả dữ liệu trực quan, làm rõ yếu tố nổi bật, cải thiện trải nghiệm và tương tác của người dùng… Schema thực sự là một công cụ hỗ trợ SEO cực kỳ hiệu quả. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về khái niệm Schema là gì. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.
Ý kiến của bạn