Internal Link là gì? Cách xây dựng liên kết nội bộ chuẩn SEO

Internal link là một trong những thành tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website trên Google mà bất cứ SEOer nào cũng phải “nằm lòng”. Liên kết nội bộ không chỉ tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng mà còn là chiến thuật hữu hiệu mang lại giá trị chuyển đổi cao và lượng traffic tự nhiên đổ vào trang web. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ internal link là gì chưa? Cùng Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu khám phá phương pháp tối ưu internal link mang lại hiệu quả cao thông qua bài viết dưới đây nhé!

liên kết nội bộ

Internal link là mắt xích quan trọng trong mọi chiến lược triển khai dự án SEO (Ảnh: Internet)

Internal link là liên kết nội bộ trỏ từ trang này sang trang khác trong cùng một website. Hệ thống internal link giúp điều hướng người dùng thuận tiện truy cập vào những trang khác để khám phá nội dung website càng nhiều càng tốt.

Những liên kết URL này có thể xuất hiện trong nội dung bài viết, menu sản phẩm, danh mục sản phẩm hoặc footer của trang web.

Internal link giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ hơn về nội dung, cấu trúc và cấp bậc của hệ thống trang trên website, từ đó tác động đáng kể đến kết quả xếp hạng SEO.

Vì thế, nếu được triển khai và tối ưu đúng cách, mô hình internal link không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn cải thiện bền vững thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Internal Link là gì

Internal link là một trong những chiến lược thúc đẩy SEO mạnh mẽ nhất (Ảnh: internet)

Nâng cao thứ hạng của các trang trên công cụ tìm kiếm

Theo thuật toán phân phối cơ bản của Google, số lượng liên kết được chuyển từ trang này đến trang khác trong cùng một website sẽ tỷ lệ thuận với mức độ uy tín mà nội dung website đang phân phối đến người đọc.

Ví dụ, trang A có nội dung thu hút, chất lượng, được đặt internal link để chuyển sang trang B thì trang B cũng được thừa hưởng một phần sức mạnh từ trang A và thu về lượt truy cập tăng lên nhanh chóng.

Thông thường, Google sẽ đánh giá mức độ uy tín cao nhất cho trang chủ của website. Vậy nên, các SEOer thường dùng trang chủ làm điểm xuất phát để thực hiện các liên kết nội bộ về hệ thống trang con nhằm giúp các trang đều được tăng thứ hạng đồng đều trên công cụ tìm kiếm.

Phân bổ sức mạnh SEO hợp lý cho Website

Internal link có khả năng phân bổ sức mạnh SEO từ những trang có độ uy tín cao đến những trang ít được chú ý hơn. Khi một trang có được nhiều liên kết trỏ về, Google sẽ đánh giá nó là một trang hữu ích và có giá trị với người xem, từ đó có cơ hội được lên top tìm kiếm một cách nhanh chóng và tự nhiên.

Cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng tính tương tác

Internal link rất có ý nghĩa trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng, đóng vai trò là công cụ “vẽ đường” giúp độc giả dễ dàng truy cập vào những nội dung có liên quan.

Khi người đọc nhấp vào một liên kết và tiếp tục khám phá các nội dung khác của website, thời gian ở lại trang sẽ tăng lên, giảm tỷ lệ thoát trang. Đây là một dấu hiệu tích cực để Google ưu tiên xếp hạng website đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Nâng cao khả năng tạo ra chuyển đổi

Không chỉ có chức năng giữ chân người đọc, internal link còn có khả năng tạo ra chuyển đổi cao khi liên kết những trang có lượng traffic cao đổ về trang bán hàng.

Internal link hỗ trợ việc dẫn dắt người dùng thực hiện các hành động như điền form đăng ký, để lại thông tin liên hệ, thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc trực tiếp mua hàng…  thông qua hệ thống liên kết nội bộ chặt chẽ và CTA ấn tượng, hiệu quả.

Vai trò của Internal Link trong SEO Website

Internal link có ảnh hưởng đặc biệt đến SEO vì nó giúp Google hiểu hơn

về cấu trúc website và mức độ liên quan giữa các trang (Ảnh: Internet)

Mô hình kim tự tháp

SEO internal link theo mô hình kim tự tháp là hình thức đi link từ trang chủ đến hệ thống chuyên mục nhỏ hơn trong trang web, đồng thời, các chuyên mục nhỏ sẽ trỏ ngược về trang chủ bằng những cụm từ khóa liên quan.

Mô hình này thích hợp với các website về chuyên mục, trang chủ, có quy mô nhỏ và cấu trúc không quá phức tạp.

Mô hình kim tự tháp

Internal link theo mô hình kim tự tháp (Ảnh: Internet)

Mô hình bánh xe

Trong cấu trúc internal link bánh xe, các liên kết được phân bổ đều đặn trên hệ thống trang con của website. Mô hình này đặc biệt phù hợp với những trang web cần SEO cùng lúc nhiều từ khóa trên một trang web.

Mô hình bánh xe

Internal link theo mô hình bánh xe (Ảnh: Internet)

Mô hình Silo

Cấu trúc silo sử dụng mô hình internal link để mô tả và tạo mối liên kết giữa các trang trên website. Khi website sử dụng mô hình silo, bot của Google sẽ dễ dàng thu thập thông tin, đồng thời giúp người dùng truy cập vào nội dung trang web một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Mô hình Silo

Internal link theo mô hình silo (Ảnh: Internet)

Đặt Internal trên những trang có Traffic cao

Vận dụng trang có traffic cao đặt internal link để điều hướng người dùng đến những trang mới hoặc bài đăng có chứa thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp giúp tối ưu SEO và tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.

Đa dạng Anchortext nội bộ

Anchor Text là đoạn văn bản có chứa đường link liên kết nội bộ. Bạn nên đầu tư nội dung và đa dạng hóa cách tiếp cận trong từng ngữ cảnh để được Google đánh giá tốt và xếp hạng cao.

Không quá 3 lần nhấp chuột

Có một quy tắc quan trọng trong SEO là từ trang chủ đến trang đích không được phép vượt quá 3 lần nhấp chuột. Đây là một trong những lưu ý quan trọng để xây dựng cấu trúc website tốt, giúp người đọc không bị “lạc đường” trong hệ thống internal link của trang web.

Sử dụng công cụ hỗ trợ để tối ưu kết quả

Để tối ưu việc đặt internal link đạt được hiệu quả cao nhất, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như:

  • Screaming Frog: Công cụ phân tích tổng thể cấu trúc website và hệ thống internal link.
  • SEMrush: Có công dụng tối ưu từ khóa, phân tích website và theo dõi hiệu quả của internal link.
  • Google Search Console: Điều chỉnh lỗi của hệ thống liên kết nội bộ và theo dõi kết quả SEO của website.

Tạo nội dung chất lượng

Một hệ thống liên kết nội bộ tốt phải được tạo ra bởi những trang nội dung chất lượng và logic với nhau. Bạn nên hạn chế việc nhồi nhét internal link vào những bài viết có nội dung không liên quan vì sẽ gây khó chịu cho người đọc.

cách đi link nội bộ

Content là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng hệ thống internal link hiệu quả (Ảnh: Internet)

Tóm lại, việc doanh nghiệp xây dựng mạng lưới liên kết nội bộ hiệu quả cho trang web sẽ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, thúc đẩy quá trình SEO và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi internal link là gì cũng như cách đi internal link hiệu quả cho website. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.

Điểm: 4.9 (44 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Anh Tuy

Chuyên gia digital marketing nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Bằng cách đơn giản hóa những khái niệm phức tạp, anh giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và ứng dụng digital marketing vào công việc của mình.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn