Google Tag Manager là gì? Tổng quan về trình quản lý thẻ của Google

Trong bối cảnh kinh doanh trực tuyến đang không ngừng phát triển, bắt buộc doanh nghiệp phải ứng dụng đa dạng các công cụ hỗ trợ digital marketing như Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads… để thuận lợi tiếp cận khách hàng, tăng cường tỷ lệ chuyển đổi. Để đạt được mục tiêu này, các nhân sự quản trị web không thể bỏ qua công cụ Google Tag Manager để đơn giản hóa việc quản lý và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Vậy bạn đã hiểu rõ khái niệm Google Tag Manager là gì chưa nào? Nếu chưa, hãy cùng Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về trình quản lý thẻ của Google

Google Tag Manager là công cụ tối ưu hóa việc quản lý thẻ trên website

do Google phát triển và phát hành miễn phí (Ảnh: Internet)

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager (GTM) là một công cụ quản lý thẻ trên website, cho phép quản trị viên dễ dàng quản lý và triển khai các đoạn mã code hoặc thẻ (tag) trên website mà không cần chỉnh sửa mã nguồn trực tiếp.

Hệ thống GTM cho phép người dùng thêm, chỉnh sửa và thay đổi thẻ từ Google Analytics đến các mã quảng cáo khác chỉ qua một giao diện duy nhất mà không nhất thiết phải hiểu quá chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình.

Thông thường, để theo dõi chỉ số hoạt động của website, quản trị viên phải cài đặt vào mã nguồn các công cụ đo lường (hay còn gọi là các thẻ tag) như Google Analytics, Facebook Pixel… Quá trình này sẽ được cài đặt thủ công, vì vậy nếu muốn cập nhật lại thẻ tag, quản trị viên sẽ phải thay đổi toàn bộ mã nguồn. Tuy nhiên với GTM, người dùng có thể cài đặt nhiều công cụ trong một giao diện riêng biệt, không liên quan đến mã nguồn, từ đó giúp đơn giản hóa việc quản lý, tăng tính linh hoạt và hạn chế các rủi ro cho website.

Bằng cách sử dụng GTM, doanh nghiệp có thể theo dõi hành vi người dùng trên website, từ đó dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ, cấu trúc trang web và tối ưu hóa các chiến dịch marketing. Vì thế, GTM giúp nhà quảng cáo đo lường được nhiều thông số quan trọng trong website.

Google Tag Manager là gì

GTM mang lại nhiều lợi ích nổi bật trong việc tối ưu chuyển đổi và SEO (Ảnh: Internet)

Những tính năng chính của Google Tag Manager

Quản lý hàng loạt thẻ và công cụ theo dõi

GTM giúp người dùng đơn giản hóa việc quản lý và theo dõi các loại thẻ khác nhau chỉ sau vài cú click chuột mà không phải tốn quá nhiều thời gian điều chỉnh từng công cụ trên trang web.

Người dùng có thể xử lý nhanh các tác vụ như cài đặt, chỉnh sửa, thêm, xóa hoặc vô hiệu hóa một thẻ nào đó mà không cần phải nhờ đến bộ phận IT hay đội ngũ developer để thay đổi mã nguồn.

Theo dõi nâng cao

Với GTM, người dùng có thể cài đặt không giới hạn các công cụ theo dõi trên website. Từ đó, giúp bạn có đầy đủ số liệu để hiểu rõ từng hoạt động của khách hàng khi truy cập vào website của mình.

Ví dụ, quản trị viên có thể theo dõi các hành vi của người dùng như thời gian truy cập trang web, có nhấp vào biểu tượng khuyến mãi không, có lướt đọc bài viết đến cuối trang không, số lần tương tác qua lại giữa các bài viết… Đây là những thông số quan trọng giúp brand tối ưu hóa nội dung, chiến dịch quảng cáo và xây dựng cấu trúc website phù hợp với hành vi người dùng.

Tăng hiệu suất trang Web

Các thẻ được thêm vào GTM được triển khai riêng lẻ và không đồng bộ, có chức năng giám sát hoạt động mà không làm hạn chế tốc độ trang web. Điều này giúp lập trình viên quản lý và tối ưu các sự kiện trên website, nắm được thông tin quan trọng về hành vi người dùng và cải thiện hiệu suất làm việc.

Bảo mật an toàn

GTM cung cấp đầy đủ các tính năng để bảo mật tuyệt đối thông tin người dùng và dữ liệu được lưu trữ trên website như lớp kiểm soát quyền truy cập, phân quyền tài khoản sử dụng dịch vụ, xác thực người dùng…

Hỗ trợ tốt cho hoạt động SEO

Từ kết quả báo cáo của các tag được tích hợp vào website, các SEOer có thể dễ dàng quan sát hành vi và thói quen của người dùng khi truy cập vào trang web. Từ đó, xây dựng và cải thiện chiến lược SEO phù hợp nhất nhằm mục đích thu hút khách hàng, gia tăng lượng truy cập và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi.

Hỗ trợ tốt cho hoạt động SEO

GTM sở hữu nhiều tính năng mạnh mẽ, hỗ trợ tối ưu quá trình quản lý

và theo dõi dữ liệu (Ảnh: Internet)

Ưu nhược điểm của Google Tag Manager

Ưu điểm

  • Quản lý hệ thống thẻ trên một giao diện duy nhất, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức làm việc.
  • Sử dụng hoàn toàn miễn phí và không giới hạn số lượng tag tích hợp vào GTM.
  • Người dùng có thể dễ dàng quản lý các thẻ trong website mà không bị phụ thuộc vào đội ngũ nhà phát triển.
  • Giao diện trực quan và dễ sử dụng, quản trị viên không cần am hiểu về ngôn ngữ lập trình vẫn có thể triển khai hiệu quả các tác vụ.
  • Cải thiện hiệu suất làm việc và giảm thiểu rủi ro cho website.
  • Khả năng tích hợp và hoạt động tốt với những ứng dụng không phải do Google phát triển.
  • Tính linh hoạt giúp lập trình viên có thể thử nghiệm và khám phá hầu hết những gì họ muốn đối với trang web của mình.

Nhược điểm

  • Tuy được tối ưu cách vận hành nhưng người dùng phải sở hữu kỹ thuật nhất định mới có thể sử dụng GTM.
  • Việc thiết lập và quản lý GTM tương đối phức tạp, đòi hỏi người dùng cần đầu tư nhiều thời gian để tìm hiểu.
  • Nếu không được cấu hình đúng cách, GTM có thể gây ra xung đột hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của trang web.
  • Nếu kích hoạt đồng thời quá nhiều thẻ sẽ khiến trang web có tốc độ tải trang chậm, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Ưu nhược điểm của Google Tag Manager

Google Tag Manager là công cụ vô cùng hữu ích cho người làm Digital Marketing (Ảnh: Internet)

Sự ảnh hưởng của Google Tag Manager với hoạt động SEO

Tối ưu các chỉ số Analytics

Với khả năng đo lường các chỉ số hành vi khách hàng bằng nhiều công cụ khác nhau như Google Analytics, Hotjar, Omniconvert, FullStory… Google Tag Manager trở thành trung tâm kiểm tra và giám sát toàn bộ hoạt động của website. Bằng cách này, quản trị viên sẽ dễ dàng tối ưu nội dung, element, banner, nội dung quảng cáo trên website… để nâng cao trải nghiệm người dùng và giúp website dễ dàng đạt thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Code các mã chạy Automation

Google Tag Manager có thể được sử dụng để code các mã Automation trong thẻ <head>. Theo đó, các mã này sẽ giúp Schema tối ưu thời gian hoạt động và mang lại hiệu suất vượt trội hơn.

Code các mã chạy Automation

Google Tag Manager giúp nâng cao hiệu suất SEO của trang web (Ảnh: Internet)

Google Tag Manager hiện là một phần không thể thiếu trong chiến lược tối ưu hóa website của bất kỳ doanh nghiệp nào, từ lớn đến nhỏ. Vậy là bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho bạn về câu hỏi Google Tag Manager là gì. Hy vọng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và ứng dụng hiệu quả công việc này trong việc theo dõi và phân tích dữ liệu trên website của mình. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.

Điểm: 4.9 (42 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Anh Tuy

Chuyên gia digital marketing nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Bằng cách đơn giản hóa những khái niệm phức tạp, anh giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và ứng dụng digital marketing vào công việc của mình.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn