Những hoạt động chạy quảng cáo, SEO onpage, SEO offpage, email marketing… đều hướng đến mục tiêu chung là kéo traffic về trang đích càng nhiều càng tốt. Thế nhưng Landing page không được tối ưu hiệu quả, nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư ngân sách một cách lãng phí, không mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao. Vậy làm thế nào để thiết kế và xây dựng trang Landing page hiệu quả giúp doanh nghiệp chinh phục khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên? Mời bạn cùng Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu chi tiết khái niệm Landing page là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!
Chạy Landing page là gì là vấn đề thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhân sự làm việc
trong ngành Digital Marketing, đặc biệt là mảng website (Ảnh: Internet)
Landing Page là gì?
Landing page là một trang web độc lập, được các cá nhân hoặc doanh nghiệp tạo ra với mục đích làm nổi bật sản phẩm hoặc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Landing page có vai trò dẫn dắt khách hàng đi đến những hành vi mua hàng cụ thể như: điền thông tin, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, gọi đến hotline, nhắn tin cho website, trực tiếp mua hàng và thanh toán…
Mục đích chính của Landing page là tăng tỷ lệ chuyển đổi và lượt nhấp chuột cho các chiến dịch marketing. Đồng thời, lời kêu gọi hành động (CTA) và thông tin liên hệ là yếu tố bắt buộc trong mỗi trang Landing page nhằm mục tiêu kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm/dịch vụ.
Đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lượt tiếp cận và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tối ưu Landing page là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng trực tuyến. Theo đó, tối ưu Landing page bao gồm những yếu tố sau:
- Tiêu đề
- Nội dung
- Văn bản
- Hình ảnh
- Video
- CTA
- Thiết kế
- Màu sắc
- …
Thiết kế và tối ưu Landing page giúp doanh nghiệp làm nổi bật sản phẩm và
thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm (Ảnh: Internet)
Vai trò quan trọng của Landing Page trong Marketing
- Tăng 120% tỷ lệ chuyển đổi: Landing page có khả năng giữ chân khách hàng hiệu quả bằng cách cung cấp nội dung hấp dẫn, rõ ràng, tập trung vào mục tiêu chính là hướng đến hành vi mua sắm của khách hàng.
- Tối ưu chi phí quảng cáo và marketing: Khi trang Landing page tập trung chính xác vào nhu cầu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập các chiến dịch chạy quảng cáo Google Ads một cách hiệu quả hơn.
- Thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng: Landing page là kênh giúp doanh nghiệp thu thập thông tin quan trọng của đối tượng khách hàng tiềm năng như: số điện thoại, địa chỉ email, nhu cầu hiện tại…
- Thúc đẩy phát triển thương hiệu: Nhờ những nội dung được mô tả và thể hiện rõ ràng trên Landing page, người dùng có thể hiểu được giá trị mà sản phẩm và doanh nghiệp đang hướng tới. Từ đó, thương hiệu sẽ xây dựng được độ uy tín và lòng tin nơi khách hàng.
Các loại Landing Page phổ biến
Landing Page thu thập thông tin khách hàng tiềm năng (Lead Generation Landing Pages)
- Đặc trưng của loại Landing page này là thường có biểu mẫu đăng ký để khuyến khích người dùng để lại các thông tin cá nhân như: họ tên, số điện thoại, địa chỉ email…
- Điều này giúp doanh nghiệp có được cơ sở dữ liệu quan trọng để triển khai các hoạt động marketing về sau.
Landing Page bán hàng (Sale Page)
Mục tiêu của loại Landing page này là tập trung cao độ vào tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, thuyết phục họ tìm hiểu sản phẩm và trực tiếp “chốt đơn” ngay trên trang.
Landing Page trung gian chuyển đổi (Click-Through Landing Page)
Loại Landing page này thường không thực hiện mục tiêu khuyến khích những hành động cụ thể mà điều hướng người dùng đến một trang đích khác để đăng ký hoặc thanh toán đơn hàng.
Tùy vào mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn
mô hình Landing page phù hợp (Ảnh: Internet)
Các bước thiết kế trang Landing Page đơn giản, hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch
Đầu tên, việc xác định chính xác mục tiêu mà doanh nghiệp muốn xây dựng trang Landing page là điều rất quan trọng. Hiểu rõ kế hoạch kinh doanh, đối tượng khách hàng tiềm năng, cách thức triển khai… giúp bạn dễ dàng tạo ra trang Landing page phù hợp.
Bước 2: Tiến hành xây dựng landing Page
Dựa trên những ý tưởng cụ thể, bạn bắt đầu thiết kế và xây dựng Landing page với các công cụ như Google Site, WordPress, GetResponse…
Bước 3: Chạy các chiến dịch kéo Traffic về Landing Page
Một số phương pháp phổ biến giúp tăng lưu lượng truy cập cho Landing page là: chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Content Marketing, Email Marketing, Social Media…
Bước 4: Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng
Thu thập thông tin khách hàng là điều không thể thiếu trong quá trình tối ưu trang Landing page. Những thông tin phản hồi và góp ý từ người dùng sẽ là cơ sở quan trọng giúp bạn chỉnh sửa và phát triển Landing page đúng với nhu cầu của người theo dõi.
Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu Landing từ phản hồi thu được
Thực tế, các doanh nghiệp thường xây dựng và thử nghiệm nhiều mẫu Landing page, sau đó dựa vào phản hồi khách hàng để quyết định lựa chọn trang Landing page phù hợp nhất. Từ đó, đầu tư thêm chi phí, kỹ thuật nhằm tạo ra phiên bản hoàn hảo nhất, phục vụ mục đích bán hàng và truyền thông thương hiệu.
Việc theo dõi thường xuyên những chỉ số trong trang cũng là bước quan trọng
để tối ưu hiệu quả hoạt động của Landing Page (Ảnh: Internet)
Bí quyết tối ưu Landing Page chuẩn SEO, tăng chuyển đổi
- Đặt tên miền riêng cho Landing page: Landing page phải sở hữu tên miền riêng biệt để tối ưu SEO và đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
- Tối ưu hóa cấu trúc CRL: URL phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc, dễ nhớ và dễ viết.
- Nghiên cứu kỹ từ khóa: Nghiên cứu và chọn lọc những từ khóa có khả năng cạnh tranh cao trên công cụ tìm kiếm để Landing page dễ dàng leo top trên Google.
- Đặt tiêu đề hấp dẫn, thu hút: Tiêu đề là nội dung đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy khi truy cập vào Landing page, vì vậy title phải tạo ấn tượng mạnh và khơi gợi khách hàng tò mò về sản phẩm.
- Hình ảnh và video chất lượng cao: Hình ảnh, video là cách truyền tải thông điệp sản phẩm một cách trực quan, đồng thời tăng mức độ tương tác và sự tin tưởng của người dùng.
- Tối ưu trên thiết bị di động: Smartphone là công cụ truy cập Landing page nhiều hơn cả so với những thiết bị khác. Vậy nên việc tạo trải nghiệm mượt mà trên thiết bị di động là cách hiệu quả để cải thiện khả năng tiếp thị của Landing page.
- Nút kêu gọi hành động (CTA) phải nổi bật và rõ ràng: CTA là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành động chốt đơn của khách hàng, vì thế bạn cần đảm bảo dòng nội dung này phải nổi bật và mang tính thúc đẩy.
- Xây dựng mạng lưới backlink chất lượng đổ về Landing page: Backlink từ những nguồn uy tín như báo chí, trang tin tức, mạng xã hội, blog… sẽ giúp trang Landing page được Google đánh giá cao về chất lượng nội dung, từ đó dễ dàng vươn lên thứ hạng cao trên top tìm kiếm.
5 yếu tố quan trọng nhất trên Landing page gồm: tiêu đề, CTA, form đăng ký,
nội dung và bố cục trang (Ảnh: Internet)
Landing page là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng môi trường kinh doanh riêng biệt trên internet, giúp thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng, thu về tỷ lệ chuyển đổi cao và tiết kiệm ngân sách hơn những chiến dịch marketing khác. Hy vọng, nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Landing page là gì và các loại Landing page phổ biến hiện nay. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.
Ý kiến của bạn