PPC (Pay – Per – Click) là gì? Tổng quan về chiến dịch quảng cáo PPC

Tối ưu hóa chiến lược quảng cáo, đem về doanh thu “khủng” và hạn chế tối đa mức chi phí đầu tư là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng đến trong thời gian gần đây. Trong đó, PPC (Pay – Per – Click) là một trong những hình thức quảng cáo trực tuyến thịnh hành nhất nhờ khả năng đo lường rõ ràng, tiết kiệm chi phí đáng kể và ứng dụng hiệu quả trên nhiều nền tảng. Vậy khái niệm PPC cụ thể là gì? PPC hoạt động ra sao và làm thế nào để tối ưu chiến dịch quảng cáo PPC thu về tỷ lệ chuyển đổi vượt trội? Mời bạn cùng Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu từ A đến Z về loại hình quảng cáo đặc biệt này thông qua bài viết dưới đây nhé!

PPC là gì

PPC giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực quảng cáo và tối ưu kết quả (Ảnh: Internet)

PPC (Pay – Per – Click) là gì?

PPC là tên viết tắt của cụm Pay Per Click, là mô hình quảng cáo trực tuyến mà doanh nghiệp chỉ trả tiền khi có người dùng nhấp chuột vào nội dung quảng cáo. Khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy quảng cáo PPC trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hoặc các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Linkedin, Twitter…

Mục tiêu của PPC là nâng cao độ nhận diện thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập vào trang web và biến những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế, lâu dài.

Với mô hình này, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo một cách rõ ràng dựa trên số liệu lưu lượng truy cập, tổng lượng nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu thực tế.

Theo khảo sát của WordStream, chiến dịch quảng cáo với PPC, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tiếp thị sản phẩm xuống 20% khi họ chỉ thực sự trả tiền cho những data có giá trị.

Pay Per Click giúp  đưa ra nhiều mục tiêu

Pay Per Click giúp doanh nghiệp đưa ra nhiều mục tiêu thiết thực

khi thực hiện các chiến dịch marketing trên nền tảng số (Ảnh: Internet)

PPC hoạt động như thế nào?

PPC hoạt động tương tự hình thức đấu thầu nhưng chính bạn là người thiết lập giá cả. Giá thầu ở đây được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả dựa trên 1 lần nhấp chuột. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành vì khi giá thầu càng cao, khả năng quảng cáo hiển thị càng lớn.

Một ví dụ đơn giản về phương thức hoạt động của PPC như sau: Doanh nghiệp A định vị giá trị tối đa cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của họ trên Google là 10.000 đồng, tức với mỗi lần người dùng click chuột vào quảng cáo, họ phải chi trả số tiền ít hơn hoặc bằng 10.000 đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp B là đối thủ của doanh nghiệp A đang chi trả 15.000 đồng/lần nhấp chuột thì doanh nghiệp A có thể tăng mức phí lên 15.100 đồng thì có thể được thuật toán phân phối của Google ưu tiên xếp hạng cao hơn trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm.

PPC hoạt động như thế nào

Đi kèm câu chuyện tối ưu kết quả, loại hình quảng cáo PPC

có mức độ cạnh tranh rất cao (Ảnh: Internet)

Những loại hình PPC Marketing phổ biến nhất hiện nay

Quảng cáo hiển thị (Display Ads)

Hình thức này bao gồm các banner, hình ảnh, infographic… được hiển thị ở vị trí nhất định trên trang web hoặc các nền tảng mạng xã hội và doanh nghiệp có thể đấu thầu mức phí để nội dung quảng cáo của mình được xếp ưu tiên ở vị trí đắc địa nhất.

Tìm kiếm có trả phí (Search Ads)

Ưu điểm của loại hình này là quảng cáo sẽ hiển thị tự nhiên dựa theo từ khóa tìm kiếm của người dùng. Vì thế, Search có thể mang lại giá trị chuyển đổi cao khi có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu ở thời điểm họ đang cần những thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Ads)

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Facebook, Instagram, TikTok, Zalo… đều hỗ trợ loại hình quảng cáo PPC, giúp doanh nghiệp tiếp cận với hàng triệu đối tượng khách hàng tiềm năng dựa trên những đặc điểm như: độ tuổi, sở thích, thói quen mua sắm, vị trí địa lý…

Quảng cáo tiếp thị lại (Remarketing)

Remarketing là hình thức quảng cáo PPC trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận lại những khách hàng đã từng truy cập vào trang web. Hình thức này có thể khuyến khích người dùng đi đến những hành động cụ thể như mua hàng, thêm vào giỏ hàng, liên hệ với doanh nghiệp…

Những loại hình PPC Marketing

PPC bao gồm nhiều loại hình phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng (Ảnh: Internet)

Ưu nhược điểm của quảng cáo PPC

Ưu điểm

  • Tăng độ nhận diện cho thương hiệu: Quảng cáo PPC giúp tiếp cận một lượng lớn khách hàng trên nhiều nền tảng, không những có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền thông sản phẩm mà còn có khả năng lan rộng hình ảnh thương hiệu.
  • Tăng tốc độ tiếp cận: Quảng cáo PPC nổi bật với ưu điểm cài đặt dễ dàng và có thể khởi chạy ngay sau đó, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hút lượng truy cập trong thời gian ngắn.
  • Tăng khả năng chuyển đổi: PPC được phân phối đến đúng tệp khách hàng tiềm năng dựa trên những đặc tính về nhân khẩu học của người dùng, từ đó mang lại giá trị chuyển đổi cao hơn so với các hình thức quảng cáo thông thường.
  • Tối ưu ngân sách: Lợi ích không thể không nhắc đến của PPC là khả năng hạn chế tối đa chi phí quảng cáo trên môi trường trực tuyến khi doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh giá thầu quảng cáo dựa trên ngân sách và chỉ trả phí dựa trên lượt nhấp chuột thực tế.
  • Đo lường hiệu quả: Pay Per Click có thể đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo dựa trên những số liệu như số lượng khách truy cập và tổng số lần nhấp vào quảng cáo.

Nhược điểm

Tính cạnh tranh trên môi trường quảng cáo trực tuyến PPC là rất cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đấu thầu mức phí đủ lớn và cập nhật liên tục để được đứng vững vị trí trên bảng kết quả tìm kiếm.

Nếu không hoạch định kế hoạch chi tiết, không tối ưu tốt chiến dịch hoặc đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp có thể tiêu tốn nhiều chi phí mà không mang lại kết quả như mong đợi.

Ưu nhược điểm của quảng cáo PPC

PPC là một phần không thể thiếu trong hoạt động truyền thông marketing

của nhiều doanh nghiệp (Ảnh: Internet)

Một số phương pháp quản lý chiến dịch quảng cáo PPC hiệu quả

Nghiên cứu và chọn lọc từ khóa dựa vào tính đặc thù của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Người thiết lập quảng cáo có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Google Search Console, Rank Tracker…

Thiết kế nội dung quảng cáo sinh động, hấp dẫn, đánh trúng tâm lý và insight người dùng bằng cách đặt tiêu đề thu hút, nổi bật chương trình khuyến mãi, sáng tạo giao diện ấn tượng, nhấn mạnh lời kêu gọi hành động…

Đảm bảo trang đích (Landing Page) được thiết kế chuyên nghiệp, tốc độ tải trang nhanh, chứa nhiều thông hữu ích để thuyết phục người dùng thực hiện các hành động mua hàng.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần theo dõi và điều chỉnh chiến dịch thường xuyên để rà soát các chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả và cập nhật chiến dịch theo từng giai đoạn hoạt động.

phương pháp quản lý chiến dịch quảng cáo PPC

Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các bước tối ưu PPC

để vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao (Ảnh: Internet)

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về khái niệm PPC (Pay – Per – Click) là gì. Hy vọng, những kiến thức hữu ích trên sẽ góp phần giúp bạn xây dựng chiến lược quảng cáo PPC hiệu quả cho thương hiệu của mình. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.

Điểm: 4.9 (38 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Anh Tuy

Chuyên gia digital marketing nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Bằng cách đơn giản hóa những khái niệm phức tạp, anh giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và ứng dụng digital marketing vào công việc của mình.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn