Paid Search là gì? Vai trò Paid Search trong các chiến dịch Digital Marketing

Trong các chiến lược SEO của doanh nghiệp, ngoài lượt truy cập tự nhiên (Organic Search) thì Paid Search (tìm kiếm trả phí) là một trong những thủ thuật không thể thiếu giúp Marketer thực hiện thành công các chiến dịch tiếp thị trên đa nền tảng. Paid Search giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, tối ưu thời gian, hiệu quả, mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao cho các chương trình quảng cáo. Vậy Paid Search là gì? Paid Search bao gồm những chỉ số quan trọng nào? Cùng Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu từ A đến Z thông qua bài viết dưới đây nhé!

Paid Search là hình thức quảng cáo trực tuyến

Paid Search là hình thức quảng cáo trực tuyến, có trả phí, mang lại hiệu quả tiếp thị cao (Ảnh: Internet)

Paid Search hay còn gọi là tìm kiếm có trả phí, là một hình thức quảng cáo kỹ thuật số cho phép các doanh nghiệp trả tiền cho công cụ tìm kiếm để website của họ được xếp hạng ở vị trí top đầu trên các nền tảng này.

Mục đích của Paid Search là giúp website đạt thứ hạng cao trên bảng hiển thị kết quả của các công cụ tìm kiếm, nhằm thu hút sự chú ý từ người dùng, thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website.

Paid Search cung cấp nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp, bao gồm các hình thức trả phí phổ biến như CPC (Chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột), CPA (Chi phí cho mỗi lần hành động), CPM (Chi phí trên mỗi nghìn lượt hiển thị)…

Paid Search Advertising là gì

Đặc điểm nổi bật của Paid Search là tính chính xác, khả năng đo lường và tốc độ nhanh chóng (Ảnh: Internet)

Vai trò của Paid Search trong chiến lược Digital Marketing

Cải thiện nhanh chóng thứ hạng Website trên công cụ tìm kiếm

Nếu website của doanh nghiệp mới được thành lập hoặc không được tối ưu tốt về SEO sẽ rất khó đạt vị trí top đầu trên bảng kết quả tìm kiếm của Google. Trong khi đó, Paid Search sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được thứ hạng như mong muốn để thôi thúc khách hàng nhấp chuột và tìm kiếm nội dung trong trang web.

Thuật toán của Paid Search sẽ phân phối nội dung đến đúng đối tượng khách hàng đang thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp dựa trên từ khóa tìm kiếm, thông tin người dùng…

Nâng cao độ lan tỏa thương hiệu đến cộng đồng người dùng

Nhờ xuất hiện ở những vị trí ưu tiên, doanh nghiệp có thể dễ dàng gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng về ngành hàng của mình.

Những doanh nghiệp lâu năm sử dụng công cụ Paid Search để duy trì tầm ảnh hưởng của mình trên môi trường trực tuyến, còn các website mới, Paid Search là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp nhanh chóng lan tỏa hình ảnh thương hiệu và xây dựng độ uy tín trong môi trường số.

Đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng

Điểm khác biệt nhất so với những hình thức quảng cáo khác trên thị trường là Paid Search sẽ được hiển thị một cách bị động dựa theo nhu cầu của người dùng.

Khi khách hàng quan tâm về một sản phẩm nào đó, họ bắt đầu tìm kiếm trên Google và Google sẽ trả về một bảng danh sách kết quả đúng với từ khóa của người dùng, trong đó có các quảng cáo Paid Search được ưu tiên xếp hạng ở các vị trí top 1, top 2, top 3…  

Do đó, khi truy cập vào những quảng cáo Paid Search, người dùng không chỉ vào trang web để tham khảo thông tin mà sẽ còn có thêm ý định mua hàng trực tuyến nếu như nội dung web hấp dẫn với họ.

Vai trò của Paid Search

Paid Search đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu (Ảnh: Internet)

CPC (Cost per click – Chi phí mỗi lần nhấp chuột)

CPC là số tiền trung bình mà doanh nghiệp phải chi trả cho mỗi lần nhấp chuột vào nội dung quảng cáo. Mục tiêu của CPC là tăng lưu lượng truy cập vào quảng cáo, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số kinh doanh.

Hình thức quảng cáo này sẽ phân phối nội dung đến chính xác những khách hàng đang thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, vừa giúp tiết kiệm chi phí marketing vừa mang lại hiệu quả chuyển đổi vượt trội. Những người dùng không có nhu cầu mua hàng thì họ sẽ không dành thời gian để nhấp chuột vào quảng cáo, vậy nên bạn chỉ phải trả tiền với những cú click chuột “chất lượng”.

CPC là thuật ngữ rất quan trọng trong quảng cáo

CPC là thuật ngữ rất quan trọng trong quảng cáo (Ảnh: Internet)

CPM (Cost per mille)

CPM có nghĩa là chi phí thanh toán cho mỗi 1000 lượt nhấp chuột vào quảng cáo hiển thị trên Google. Hình thức thanh toán CPM tuân theo nguyên tắc đấu thầu, nghĩa là doanh nghiệp sẽ ra một mức giá cố định cho mỗi 1000 lượt nhấp chuột vào quảng cáo tại những vị trí mà khách hàng dễ dàng bắt gặp trên Google.

CPM được nhiều nhà quảng cáo đánh giá là dễ sử dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm ngân sách một cách hiệu quả.

CPM cũng là một phương thức quảng cáo đặc biệt hữu ích giúp các doanh nghiệp mới nhanh chóng đạt được hiệu quả lan tỏa thương hiệu trên không gian mạng, bước đầu đạt được tỷ lệ chuyển đổi và con số doanh thu ấn tượng.

Với những doanh nghiệp đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu nhất định trong tâm trí khách hàng và có nhiều lượt truy cập vào website thì CPM sẽ có phần tiết kiệm chi phí hơn so với CPC.

CPM là một trong những phương thức định giá phổ biến

CPM là một trong những phương thức định giá phổ biến trong quảng cáo kỹ thuật số (Ảnh: Internet)

CPA (Cost Per Action)

CPA là tên viết tắt của cụm từ Cost Per Action, nghĩa là chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho mỗi lần hành động của khách hàng vào nội dung quảng cáo. Hành động ở đây có thể bao gồm những hình thức như: điền form đăng ký, tải phần mềm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, trực tiếp chốt đơn, follow fanpage…

Tùy vào mức độ hành động và tiến trình mua hàng của người dùng mà CPA còn được chia nhỏ thành 3 hình thức tính phí cơ bản như sau:

  • CPS (Cost Per Sale): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng mua hàng trực tiếp khi nhấp vào quảng cáo.
  • CPL (Cost Per Lead): Là chi phí cho mỗi lượt khách hàng để lại thông tin.
  • CPI (Cost Per Install): Là chi phí cho mỗi lượt tải xuống phần mềm. Đây là hình thức tính phí dành riêng cho những công ty thuộc lĩnh vực công nghệ, phần mềm ứng dụng…

So với các chỉ số quảng cáo khác chỉ mang lại tính ước lượng thì CPA lại giúp doanh nghiệp tìm kiếm chính xác đáp án cho bài toán kinh doanh của mình. Cụ thể, CPA giúp nhà quảng cáo nắm vững ngân sách chi trả cho từng chiến dịch quảng cáo và con số doanh thu rõ ràng.

CPA là chỉ số tốt nhất để thể hiện kết quả

CPA là chỉ số tốt nhất để thể hiện kết quả mà doanh nghiệp mong đợi sau mỗi chiến dịch quảng cáo (Ảnh: Internet)

Tóm lại, Paid Search là giải pháp nhanh nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa thương hiệu hiển thị trên top đầu của các công cụ tìm kiếm và những nền tảng quảng cáo phổ biến hiện nay. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm Paid Search là gì cũng như tổng quan về những hình thức tính phí quảng cáo quan trọng mà bất kỳ nhân sự Marketer nào cũng phải “nằm lòng”. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.

Điểm: 4.9 (26 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Anh Tuy

Chuyên gia digital marketing nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Bằng cách đơn giản hóa những khái niệm phức tạp, anh giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và ứng dụng digital marketing vào công việc của mình.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn