Trong quá trình triển khai các chiến dịch digital marketing, nếu không áp dụng thủ thuật seeding thì hiệu quả tiếp thị có thể bị giảm đến 50%. Seeding không những đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động truyền thông quảng cáo mà còn tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ, giúp thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Qua bài viết này, Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật kiến thức liên quan đến khái niệm chạy seeding là gì cũng như những nguyên tắc để xây dựng một kế hoạch seeding thành công. Nào, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Seeding trở thành chiến lược tiếp thị trong thể thiếu đối
với nhiều doanh nghiệp hiện nay (Ảnh: Internet)
Seeding là gì?
Seeding là phương pháp tiếp cận người dùng đa dạng nền tảng để phân tán nội dung trên môi trường internet. Nhà quảng cáo sẽ chủ động sáng tạo nội dung thu hút, ấn tượng và lan truyền chúng đến nhiều người hơn thông qua các nền tảng mạng xã hội, trang web, hội nhóm online, blog, diễn đàn…
Seeding không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc đăng tải nội dung trên các phương tiện truyền thông mà còn bao gồm các hình thức tinh tế hơn như: đánh giá từ người dùng, bình luận trên fanpage hoặc nội dung định hướng sẵn được cài cắm khéo léo vào những hội nhóm, cộng đồng online…
Ngoài ra, seeding còn có thể triển khai thông qua các hình thức offline như: phát tờ rơi, chương trình, sự kiện… nhằm khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ internet và sự thay đổi trong thói quen người tiêu dùng, hình thức seeding online mới thực sự mang lại giá trị đáng kể cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Mục đích của seeding là tạo thành cộng đồng thảo luận sôi nổi,
từ đó lan tỏa thông điệp một cách tự nhiên và hiệu quả (Ảnh: Internet)
Một số kênh Seeding mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay
- Seeding Facebook: Facebook là mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhất hiện nay, rất phù hợp để thực hiện các hoạt động seeding hướng đến đa dạng đối tượng khách hàng trên nền tảng này. Sức ảnh hưởng và lan tỏa trên Facebook cũng rất hiệu quả, doanh nghiệp có thể để lại những bình luận “mỹ miều” nhằm mục đích lôi kéo sự quan tâm, tò mò từ phía khách hàng.
- Seeding trên TikTok: TikTok chắc chắn là một trong những nền tảng hàng đầu mà doanh nghiệp nên lựa chọn để thực hiện các kế hoạch seeding viral. Bởi nền tảng này đang có số lượng người dùng rộng lớn, với cách tiếp cận mới mẻ, thú vị, lôi cuốn người xem, đặc biệt với nhóm đối tượng khách hàng là giới trẻ.
- Seeding trên website, blog tin tức: Tuy là cách seeding truyền thống nhưng vẫn mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp. Các kênh này cho phép brand khéo léo bày tỏ quan điểm về sản phẩm một cách chi tiết nhằm gây ấn tượng với người đọc và xây dựng độ uy tín thương hiệu.
Sự phát triển của các trang mạng xã hội đã mang lại vô vàn
cách thức seeding cực kỳ hiệu quả (Ảnh: Internet)
Lợi ích của việc Seeding đối với doanh nghiệp
- Tăng sức lan tỏa hình ảnh thương hiệu: Giúp thương hiệu được nhận biết rộng rãi hơn thông qua các dự án seeding trên phương tiện truyền thông đại chúng.
- Xây dựng lòng tin nơi khách hàng: Tâm lý khách hàng thường tin tưởng nguồn thông tin từ những người có sức ảnh hưởng hoặc nhóm cộng đồng rộng lớn hơn là các bài viết đích danh của thương hiệu.
- Mang lại nguồn backlink chất lượng: Lượng traffic đổ về trang đích từ khắp các nền tảng là nguồn backlink cực kỳ chất lượng, giúp website nhanh chóng “leo top”, đạt thứ hạng cao trên Google.
- Tiết kiệm ngân sách: So với các hình thức marketing khác, seeding thường có chi phí rẻ hơn nhưng vẫn mang lại kết quả rất khả quan.
- Tăng cường tỷ lệ chuyển đổi: Khi khách hàng cảm thấy mình đang được chủ động tìm kiếm thông tin, họ sẽ có xu hướng sử dụng sản phẩm nhiều hơn.
Triển khai chiến lược seeding hiệu quả mang lại nhiều lợi ích thiết thực
cho doanh nghiệp về mặt hình ảnh lẫn doanh thu (Ảnh: Internet)
Nguyên tắc AISAS trong Seeding
A (Attention – Gây chú ý)
Mục đích chính của seeding marketing là tạo sự chú ý với khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên, khiến họ không ngừng suy nghĩ, tò mò và bắt đầu nhấn vào bài viết để tìm kiếm thông tin.
Có rất nhiều hình thức và nền tảng chạy seeding thịnh hành là: poster, banner, bài PR, TVC, short video, viral clip, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, truyền hình…
I (Interest – Tạo ấn tượng)
Nội dung seeding phải thể hiện thông điệp ấn tượng, nhiều cảm xúc, có khả năng khơi dậy lòng hứng thú từ khách hàng.
S (Searching – Tra cứu thông tin)
Khi tò mò và quan tâm đến sản phẩm, người dùng bắt đầu hành động bằng việc tìm kiếm thông tin từ nội dung chạy seeding và các trang liên quan để tìm ra lý do hợp lý trước khi tiến hành mua hàng.
A (Action – Hành động)
Khi có được lý do thuyết phục, khách hàng sẽ đi đến những hành động cụ thể hơn như: điền form đăng ký, nhắn tin, gọi điện đến tổng đài, thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc trực tiếp “chốt đơn” từ bài seeding.
S (Share – Chia sẻ)
Bài seeding có sức lan tỏa ấn tượng, để lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là chất lượng sản phẩm đúng như nguyện vọng… sẽ thúc đẩy khách hàng chia sẻ cảm nghĩ và giới thiệu sản phẩm đến những đối tượng khách hàng khác.
AISAS là mô hình được sử dụng phổ biến để giải thích và phân tích hành vi mua hàng của người tiêu dùng trên các nền tảng kỹ thuật số (Ảnh: Internet)
Bí quyết triển khai hiệu quả hoạt động Seeding
- Seeding đúng đối tượng khách hàng mục tiêu: Bằng cách nghiên cứu và xác định đúng chân dung khách hàng lý tưởng mà doanh nghiệp muốn hướng tới, việc seeding sản phẩm/dịch vụ sẽ nhanh chóng đạt được kết quả như kỳ vọng.
- Xây dựng nội dung một cách tự nhiên và hấp dẫn: Nội dung seeding cần phải triển khai một cách tự nhiên, khéo léo, không nên lồng ghép quá nhiều thông tin mang nặng tính quảng cáo.
- Bắt trend đúng cách làm nổi bật bài seeding: Phát triển ý tưởng seeding từ những nội dung xu hướng, trào lưu thịnh hành như: một câu nói viral, chương trình truyền hình thực tế đang hot, lời bài hát gây “sốt”, các sự kiện nổi tiếng… là cách tiếp cận khách hàng hiệu quả bậc nhất ở thời điểm hiện tại.
- Thường xuyên đo lường hiệu quả chiến dịch: Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các chỉ số quan trọng như lượng tương tác, số lần nhắc đến thương hiệu, lượng traffic đổ về website, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán hàng… để đánh giá liên tục mức độ thành công của chiến dịch. Nếu nhận thấy chiến dịch chưa mang lại kết quả như mong đợi, cần nhanh chóng điều chỉnh hoặc thử nghiệm những cách tiếp cận khác để tối ưu kết quả.
Tối ưu chiến dịch seeding để tăng cường hiệu quả tiếp thị sản phẩm đến người dùng (Ảnh: Internet)
Với sự bùng nổ của mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến hiện nay, seeding trở thành một phần không thể thiếu trong chiến dịch marketing tổng thể của các doanh nghiệp. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ khám phá thêm nhiều kiến thức hay ho xoay quanh chủ đề content seeding là gì. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.
Ý kiến của bạn