Bên cạnh các chỉ số như CTR (Click Through Rate), CPM (Cost Per Mille), CPA (Cost Per Action).. thì CPC (Cost Per Click) là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực quảng cáo, marketing. Chỉ số quan trọng này giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí và gia tăng cơ hội tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng khi triển khai các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng Facebook. Nhưng bạn đã hiểu rõ khái niệm CPC là gì chưa? Nếu chưa, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Học Viện Marketing Á Âu để nắm vững những kiến thức chuyên sâu hơn về chỉ số CPC Facebook nhé!
CPC là một trong những chỉ số không thể không nhắc đến khi chạy quảng cáo trên Facebook (Ảnh: Internet)
CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) có nghĩa là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào nội dung quảng cáo. Đây là một trong những thông số quan trọng thể hiện ưu điểm nổi bật của hình thức quảng cáo trực tuyến, khi doanh nghiệp chỉ phải trả tiền nếu có khách hàng thực sự quan tâm và nhấp chuột vào quảng cáo.
Hiểu đơn giản, CPC là một hình thức phổ biến để tính phí quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Google, Instagram, TikTok, YouTube…
Hình thức thanh toán này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng ngân sách phân bổ cho hoạt động quảng cáo được sử dụng một cách hiệu quả, tập trung tối đa vào nhóm khách hàng tiềm năng thay vì chỉ tăng số lần hiển thị như CPM.
CPC cao sẽ đẩy ngân sách quảng cáo tăng lên nhưng nếu không mang lại hiệu quả chuyển đổi ổn định thì chiến dịch sẽ thất bại. Ngược lại, CPC quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của quảng cáo đến khách hàng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ mức giá sàn trung bình cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo mà ngành hàng mình đang phân phối là bao nhiêu, từ đó có kế hoạch phân bổ ngân sách hài hòa nhất để giảm thiểu tối đa chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Hình thức tính phí quảng cáo CPC được áp dụng trên rất nhiều nền tảng thịnh hành hiện nay (Ảnh: Internet)
CPC Facebook là gì?
CPC Facebook là chỉ số thể hiện chi phí mà bạn phải trả cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo trên Facebook. Nền tảng quảng cáo này giúp doanh nghiệp lựa chọn nhiều mục tiêu khác nhau cho các chiến dịch của mình như tăng lượt truy cập web, lượt tương tác bài viết, lượt xem video, số lượng tin nhắn khách hàng gửi đến…
CPC Facebook được định giá dựa trên mô hình đấu thầu. Trong mỗi ngành hàng, đơn vị nào chấp nhận trả mức phí CPC cao nhất sẽ được ưu tiên hiển thị nhiều nhất đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Nhà quảng cáo sẽ chi trả tiền cho Facebook đúng theo tổng số lượt người dùng click vào quảng cáo, điều này giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách và tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, mang lại tỷ lệ chuyển đổi lớn.
CPC là chỉ số rất quan trọng mà nhà quảng cáo cần quan tâm khi chạy Facebook Ads (Ảnh: Internet)
Cách tính CPC Facebook
CPC Facebook là chi phí bạn phải trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo của mình trên Facebook. CPC được tính bằng cách chia tổng chi phí quảng cáo cho tổng số lượt nhấp.
Ví dụ: Nếu bạn chi 100 đô la cho quảng cáo Facebook và nhận được 1000 lượt nhấp, thì CPC của bạn là 0,1 đô la.
CPC có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Đối tượng mục tiêu: Nếu bạn nhắm mục tiêu đến một đối tượng rộng lớn, CPC của bạn có thể thấp hơn. Tuy nhiên, nếu bạn nhắm mục tiêu đến một đối tượng cụ thể hơn, CPC của bạn có thể cao hơn.
- Ngành: Một số ngành có tính cạnh tranh cao hơn những ngành khác. Nếu bạn đang hoạt động trong một ngành cạnh tranh, CPC của bạn có thể cao hơn.
- Chất lượng quảng cáo: Nếu quảng cáo của bạn có chất lượng cao và thu hút, CPC của bạn có thể thấp hơn. Ngược lại, nếu quảng cáo của bạn không hấp dẫn, CPC của bạn có thể cao hơn.
Bạn có thể sử dụng CPC để đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Facebook của mình. Nếu CPC của bạn quá cao, bạn có thể cần điều chỉnh chiến dịch của mình.
Ưu nhược điểm của CPC Facebook
Ưu điểm
- CPC Facebook là chỉ số mang lại tính minh bạch và hiệu quả cao cho doanh nghiệp, là thước đo chi phí sau mỗi chiến dịch chạy quảng cáo trên nền tảng có số lượng người dùng cao nhất thế giới.
- Đây là mô hình thu hút tối đa lượng khách hàng tiềm năng nhưng lại có mức chi phí khiêm tốn hơn rất nhiều hình thức khác. Giữa vô số quảng cáo trên newsfeed của khách hàng, họ chỉ dành thời gian click vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quan tâm và có ý định mua hàng.
- CPC Facebook giúp thu hẹp nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu giúp tỷ lệ chuyển đổi cũng ngày càng cao hơn.
Nhược điểm
Đối với những ngành hàng có tính cạnh tranh cao, giá thầu CPC sẽ tăng vọt, làm giảm hiệu quả ngân sách cho doanh nghiệp.
Trên môi trường Facebook, quảng cáo rất dễ bị tấn công bởi click tặc làm cho lượt truy cập ảo tăng lên, doanh nghiệp phải trả nhiều tiền mà không đạt được kết quả như kỳ vọng.
CPC Facebook phù hợp với những quảng cáo có mục đích tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng (Ảnh: Internet)
Mức chi phí trên mỗi kết quả của CPC Facebook
Chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột CPC trên Facebook không cố định mà có thể dao động dựa trên những yếu tố như ngành hàng, giá thầu, hình thức hiển thị, đối tượng mục tiêu, nhóm khách hàng cụ thể.
Trung bình, chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo trên Facebook nằm ở mức 0,06$/click chuột (khoảng 1,380 VND).
Những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao trên nền tảng mạng xã hội như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng… sẽ có mức phí CPC cao hơn so với những ngành hàng khác.
Bên cạnh tìm hiểu và nghiên cứu giá thầu CPC phù hợp, tối ưu ngân sách, doanh nghiệp cần chú trọng sáng tạo nội dung thu hút, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu người dùng để đảm bảo quảng cáo mang lại giá trị lợi nhuận cao nhất.
Giá thầu CPC trung bình của những ngành hàng phổ biến trong Facebook Ads (Ảnh: Internet)
Làm sao để CPC Facebook thấp?
- Nhắm mục tiêu đối tượng cụ thể hơn: Bằng cách nhắm mục tiêu đối tượng cụ thể hơn, bạn có thể giảm số lượng người nhấp vào quảng cáo của mình mà không quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Cải thiện chất lượng quảng cáo: Bằng cách tạo quảng cáo hấp dẫn và thu hút, bạn có thể tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và giảm CPC của mình.
- Sử dụng các tùy chọn nhắm mục tiêu nâng cao: Facebook cung cấp một loạt các tùy chọn nhắm mục tiêu nâng cao, chẳng hạn như nhắm mục tiêu theo sở thích, hành vi và nhân khẩu học. Bằng cách sử dụng các tùy chọn này, bạn có thể nhắm mục tiêu đến những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Kiểm tra các chiến dịch khác nhau: Bằng cách thử nghiệm các chiến dịch khác nhau, bạn có thể tìm ra chiến dịch nào hoạt động tốt nhất và tập trung vào chiến dịch đó.
Một số hình thức quảng cáo CPC Fanpage thịnh hành
- Quảng cáo trên Facebook banner CPC: Đây là hình thức mà nhà quảng cáo sẽ sáng tạo hình ảnh, đồ họa sinh động, lời kêu gọi hấp dẫn nhằm thu hút người dùng click vào quảng cáo và di chuyển đến trang đích mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
- Quảng cáo CPC Facebook Rich Media: Đây là một dạng quảng cáo hiện đại, có khả năng thu hút sự quan tâm từ người dùng và đem lại lượt click chuột vượt trội hơn những loại hình khác. Hình thức này cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với quảng cáo thông qua những yếu tố đa phương tiện như video, âm thanh, mục lục và nội dung.
- Quảng cáo CPC Facebook sản phẩm: Là hình thức quảng cáo thông dụng, được hiển thị bằng cách sử dụng hình ảnh sản phẩm kèm nội dung mô tả. Khi người dùng click chuột vào xem nội dung, quảng cáo sẽ điều hướng khách hàng đến trang đích của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể trải nghiệm nhiều hình thức quảng cáo khác nhau
để lựa chọn giao diện hiển thị phù hợp nhất với mình (Ảnh: Internet)
CPC Facebook là mức định giá vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của chiến dịch quảng cáo. Hiểu rõ về chỉ số CPC sẽ giúp bạn kiểm soát ngân sách tốt hơn, tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng và nâng cao giá trị chuyển đổi. Hy vọng, những kiến thức trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn khi bắt đầu tìm hiểu khái niệm CPC trong quảng cáo là gì. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.
Ý kiến của bạn