Insight là gì? Tìm hiểu sâu về Insight và cách khai thác hiệu quả

Trong thế giới kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, insight khách hàng là yếu tố mấu chốt quyết định sự thành công của các chiến dịch. Insight là chìa khóa giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu, mong muốn và tâm lý của người dùng, từ đó xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng cáo và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Vậy insight khách hàng là gì? Quy trình phân tích insight khách hàng như thế nào? Hãy cùng Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu về chủ đề customer insight đầy thú vị này thông qua bài viết sau đây nhé!

tìm hiểu insight khách hàng

Insight là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực marketing (Ảnh: Internet)

Insight khách hàng là gì?

Insight hay insight khách hàng (Customer Insight) là những hiểu biết sâu sắc về sở thích, thói quen, hành vi, nhu cầu, tâm lý và mong muốn của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.

Insight là tất tần tật những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Thấu hiểu insight chính là mục tiêu để doanh nghiệp “đọc vị” tâm lý khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm phù hợp.

Khi doanh nghiệp có thể khai thác được insight, họ có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch truyền thông chạm đến nhu cầu thật sự của người tiêu dùng.

Insight khách hàng là gì

Thấu hiểu insight khách hàng là bước khởi đầu quan trọng trong mọi chiến dịch marketing (Ảnh: Internet)

Tại sao Insight lại quan trọng?

Hiểu rõ khách hàng đang muốn gì

Insight khách hàng không chỉ tồn tại ở những đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… mà còn là nhu cầu và nguyện vọng thực sự đang tồn tại bên trong tâm lý khách hàng.

Khi hiểu rõ nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc phương pháp tiếp cận nhằm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Xây dựng chiến lược tiếp thị đáng chú ý

Insight khách hàng giúp bạn sáng tạo nên những thông điệp truyền thông tương thích với cảm xúc và tâm trạng của khách hàng. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi mà còn gia tăng độ tin cậy của thương hiệu trong mắt khách hàng.

Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng

Thay vì cung cấp các giải pháp chung chung, doanh nghiệp có thể tạo ra những thông điệp và sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể. Khi người dùng cảm thấy được thấu hiểu, họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với thương hiệu hơn và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác.

Tối ưu hóa lợi nhuận

Insight giúp doanh nghiệp nhận biết những gì mình cần chỉnh sửa, cải thiện, đồng thời tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có nhằm phân bổ ngân sách phù hợp, hạn chế lãng phí tài nguyên.

Tại sao Insight lại quan trọng

Insight có ý nghĩa quan trọng trong việc tối ưu hóa lợi nhuận và giảm chi phí (Ảnh: Internet)

Các loại Insight khách hàng phổ biến nhất

Insight nhân khẩu học

Những thông tin về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, vị trí địa lý… giúp doanh nghiệp phân nhóm khách hàng và đưa ra chiến lược tiếp cận phù hợp, nhắm đúng đối tượng.

Insight phản hồi của khách hàng

Một trong những insight phổ biến nhất là đến từ phản hồi, đánh giá của khách hàng. Các thông tin này là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp nhận thức được người tiêu dùng có đang thực sự hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của mình hay không. Những thông tin phản hồi giúp doanh nghiệp có thể cải thiện hoặc tiếp tục duy trì sức ảnh hưởng của mình trên thị trường.

Insight động cơ mua hàng

Insight động cơ khách hàng chính là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng để điều chỉnh tính năng sản phẩm, chiến lược tiếp thị và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Insight nhận thức về thương hiệu

Đây là cách mà khách hàng đánh giá và nhìn nhận về thương hiệu. Doanh nghiệp cũng có thể nhận biết được người dùng đang có những suy nghĩ gì về thương hiệu của mình để cải thiện hình ảnh và xây dựng độ uy tín.

Các loại Insight khách hàng phổ biến

Bằng cách ứng dụng các loại insight khách hàng phổ biến,

doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều phương án tiếp cận khách hàng khác nhau (Ảnh: Internet)

Quy trình thu thập và phân tích Insight

Thu thập Data

Để tìm được data insight khách hàng, đầu tiên là việc thu thập tổng hợp các nhóm thông tin từ tệp đối tượng khách hàng tiềm năng.

Những phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến có thể kể đến như bảng khảo sát câu hỏi, phỏng vấn khách hàng, quan sát trực tiếp hoặc thông qua nguồn dữ liệu từ các nền tảng digital như mạng xã hội, website, ứng dụng di động, phần mềm…

Để đảm bảo việc thu thập dữ liệu đúng trọng tâm và chính xác, doanh nghiệp cần bám sát theo nguyên tắc 5W+1H (What, Who, When, Where, Why và How) để có được thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về chân dung khách hàng mục tiêu.

Xử lý Data

Khi có được nguồn dữ liệu thô từ quá trình thu thập và tổng hợp data, bạn cần tiến hành quá trình làm “sạch” dữ liệu như: loại bỏ data trùng lặp, định dạng dữ liệu…

Tiếp đó là quá trình tổng hợp dữ liệu dựa trên những tiêu chí phù hợp như: theo nhóm khách hàng, theo thời gian, theo loại sản phẩm…

Cuối cùng, doanh nghiệp cần sử dụng các kỹ thuật phân tích như: thống kê, phân tích định lượng, phân tích định tính… để tìm ra đầy đủ insight của nhóm đối tượng khách hàng lý tưởng.

Hành động dựa trên dữ liệu Insight

Bước quan trọng cuối cùng chính là khai thác triệt để dữ liệu insight khách hàng nhằm tạo ra ý tưởng truyền thông sáng tạo, thông điệp hấp dẫn, đánh trúng tâm lý để thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng.

Việc thu thập và phân tích insight đúng cách giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Ảnh: Internet)

Tìm hiểu về nguyên tắc 4R để xây dựng một Insight tốt

Một insight chất lượng, cần phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản theo như nguyên tắc 4R dưới đây:

  • Reality (Sự thật): Insight phải dựa trên nguồn dữ liệu thực tế, không được đúc kết thông qua quan điểm cá nhân hay phụ thuộc cảm tính.
  • Resonate (Có tiếng vang): Insight phải thực sự giải quyết được “nỗi đau” của khách hàng, thể hiện rõ nét những động cơ dẫn đến hành vi mua hàng của họ.
  • Relevant (Có liên quan): Tất nhiên, insight phải liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Reaction (Phản ứng): Trọng tâm của insight là phải thúc đẩy hành động của khách hàng như: mua hàng, liên hệ qua hotline hoặc tương tác với thương hiệu.

nguyên tắc 4R để xây dựng Insight

Nguyên tắc 4R không thể thiếu trong quy trình xây dựng insight (Ảnh: Internet)

Insight không chỉ là những thông tin thông thường mà còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn về tệp khách hàng và tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả. Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm customer insight là gì và phương pháp tìm kiếm lời giải cho một insight trọn vẹn. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.

Điểm: 4.9 (38 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Anh Tuy

Chuyên gia digital marketing nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Bằng cách đơn giản hóa những khái niệm phức tạp, anh giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và ứng dụng digital marketing vào công việc của mình.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn