ROI là một trong những chỉ số cốt lõi để doanh nghiệp đánh giá kết quả kinh doanh sau mỗi chiến dịch. Còn với lĩnh vực marketing, bên cạnh sự tác động tích cực đến sức lan tỏa hình ảnh thương hiệu, chỉ số ROI còn là thước đo quan trọng để phản ánh giá trị lợi nhuận thu về sau mỗi chiến dịch, content quảng cáo. Vậy ROI là gì? Chỉ số ROI trong marketing được xác định như thế nào? Mời bạn cùng Học Viện Marketing Á Âu tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Chỉ số ROI được dùng rất phổ biến trong hoạt động đánh giá hiệu quả sau mỗi chiến dịch kinh doanh
hay hoạt động marketing (Ảnh: Internet)
ROI Là Gì?
ROI (Return on Investment) là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau một khoản chi phí đầu tư đã bỏ ra.
Chỉ số ROI càng cao chứng tỏ nguồn lực đầu tư mang lại giá trị tốt, còn ROI thấp có thể là dấu hiệu cho thấy chiến dịch cần được điều chỉnh.
Để biết được chỉ số ROI, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán theo công thức sau:
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng: Là khoản lợi nhuận thu được sau thuế, được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí đầu tư.
- Chi phí đầu tư: Là tổng số vốn doanh nghiệp chi trả trong suốt quá trình triển khai chiến dịch.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp chi ra 1 tỷ đồng cho một chiến dịch kinh doanh và tạo ra tổng mức doanh thu đạt 4 tỷ đồng thì chỉ số ROI sẽ là 300%, nghĩa là chiến dịch này mang lại lợi nhuận 300% so với số tiền đầu tư.
Trong thế giới marketing, ROI cũng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó có khả năng phản ánh rõ nét hiệu quả mà doanh nghiệp đã đầu tư sau mỗi chiến dịch marketing. Từ đó, có cơ sở để tối ưu hóa hoạt động, phân bổ nguồn lực một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ROI trong marketing hoàn toàn tách biệt với chỉ số ROI tổng thể của doanh nghiệp. Chỉ số ROI marketing chỉ đơn thuần đánh giá sự thành công sau mỗi chiến dịch marketing chứ không thể hàm chứa kết quả của các chức năng kinh doanh khác.
ROI là chỉ số quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp phân bổ và
cân đối ngân sách giữa các dự án kinh doanh (Ảnh: Internet)
Cách tính chỉ số ROI trong Marketing
ROI trong SEO
Chỉ số ROI trong SEO được xác định dựa trên công thức sau:
Để tính được chỉ số ROI trong SEO website, bạn cần biết được tổng doanh thu đạt được từ phần trăm chuyển đổi mà SEO mang lại và mức vốn đầu tư cho việc tối ưu hóa SEO.
Chi phí SEO điển hình bao gồm: sử dụng công cụ để tối ưu thứ hạng tìm kiếm, chạy quảng cáo, nhân sự viết bài SEO, chi phí cho các hoạt động SEO onpage, SEO offpage…
ROI trong Content Marketing
Công thức tính ROI trong content marketing là:
Trong đó:
- Lợi nhuận từ nội dung: Là tổng doanh thu mà nhà quảng cáo nhận được từ nội dung đăng tải.
- Chi phí sản xuất: Bao gồm tất cả chi phí chi trả cho nguồn lực thực hiện nội dung như: nhân sự viết content, designer, editor, coder…
- Chi phí quảng bá: Bao gồm chi phí để quảng bá nội dung trên các nền tảng như Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads…
Chỉ số ROI có khả năng đo lường hiệu quả đầu tư một cách rõ ràng (Ảnh: Internet)
Chỉ số ROI trong Marketing bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROI tỷ lệ thuận với sự phát triển của thương hiệu bởi ROI tăng là dấu hiệu tích cực cho thấy hoạt động kinh doanh đang tăng trưởng với khả năng thu hồi vốn nhanh và sinh lợi nhuận cao.
Tỷ lệ ROI lý tưởng nhất cho hầu hết các doanh nghiệp trong mọi ngành hàng là 5:1, nghĩa là lợi nhuận thu được sau mỗi chiến dịch phải gấp 5 lần tổng chi phí đầu tư.
Chỉ số ROI cao hay thấp còn phụ thuộc vào chi phí sản xuất, hoạt động tiếp thị sản phẩm và tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Trên thực tế, chỉ số ROI đạt 2:1 vẫn được xem là một tỷ lệ khả quan để doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí đầu tư nhưng chắc chắn không thể là một con số lý tưởng khi chi phí sản xuất đã lên tới 50% giá trị sản phẩm.
Chỉ số ROI lớn hơn 2 mới thực sự được coi là tốt và
mang lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Cách cải thiện ROI trong Marketing
Xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu
Khi xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể tối ưu nội dung, sáng tạo thông điệp ấn tượng để thu hút khách hàng và tạo ra giá trị chuyển đổi cao.
Tối ưu hóa trang đích
Trang đích chính là “tinh túy” mà doanh nghiệp nên quan tâm đặc biệt vì nếu được tối ưu tốt về mặt nội dung, thiết kế, giao diện và tốc độ tải trang sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng.
Tăng giá trị vòng đời khách hàng
Giữ chân khách hàng phải là một nhiệm vụ trọng tâm vì việc này vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing, vừa tạo ra doanh thu bền vững hơn so với những nỗ lực đầu tư trong việc tìm kiếm khách hàng mới.
Tối ưu chi phí cho hoạt động Marketing
Quản lý tốt ngân sách dành cho các hoạt động marketing, truyền thông, PR, quảng cáo.., là tiêu chí cốt lõi thúc đẩy tỷ số ROI tăng trưởng.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược marketing thông minh, đầu tư về cả số lượng lẫn chất lượng.
Song song đó là việc theo dõi và đánh giá thường xuyên hiệu quả của các dự án để phân bổ ngân sách phù hợp, cắt giảm ngay những khoản phí không mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Đo lường được ROI giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định mang tính chiến lược (Ảnh: Internet)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROI
- Chi phí đầu tư: Tối ưu chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng là cơ sở quan trọng để thúc đẩy ROI.
- Chi phí vận hành: Các chi phí như quản lý, vận hành, duy trì, quảng bá sản phẩm… cũng quyết định đáng kể đến chỉ số ROI.
- Doanh thu và lợi nhuận: Doanh thu và lợi nhuận ròng là đích đến của mỗi chiến dịch marketing, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ROI.
- Thời gian thực hiện: Khoảng thời gian đầu tư thực hiện dự án cũng là yếu tố cần xem xét để tính toán được chỉ số ROI cuối cùng. Một chiến dịch có thời gian hoàn vốn quá dài có thể dẫn đến chỉ số ROI thấp hơn.
Nắm vững ROI là gì, công thức tính ROI chuẩn xác và bí quyết tối ưu chỉ số ROI trong marketing giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn, tiết kiệm ngân sách và thu về lợi nhuận cao. Hy vọng, qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm Return on Investment là gì. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Marketing – Hướng Nghiệp Á Âu để sở hữu thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mới lạ trong lĩnh vực Digital Marketing.
Ý kiến của bạn