Ngành marketing làm nghề gì? Đây là câu hỏi quen thuộc của nhiều bạn trẻ khi bắt đầu tìm hiểu về ngành học này! Giữa vô vàn lựa chọn nghề nghiệp, marketing nổi bật như một lĩnh vực năng động, sáng tạo, được thể hiện “chất” riêng. Đặc biệt ngành học này còn mang đến cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng.
Không chỉ là ngành học “thời thượng”, Marketing còn mang đến cho người trẻ lộ trình phát triển rõ ràng.
Marketing – Ngành học “khát” nguồn nhân lực
Trong bối cảnh xã hội và công nghệ không ngừng thay đổi, marketing là “vũ khí chiến lược” để thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp chinh phục khách hàng. Ngày nay marketing không còn bó hẹp với các hoạt động truyền thống mà mở rộng mạnh mẽ với marketing – tiếp thị số. Hai hình thức này hoạt động song song và hỗ trợ nhau, giúp marketing “chạm” đến trái tim khách hàng một cách sâu sắc và bền vững. Chính vì thế, cơ hội việc làm ngành Marketing ngày càng rộng mở, thu hút đông đảo bạn trẻ đam mê sáng tạo, chiến lược và công nghệ.
Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và tiềm năng phát triển
Marketing hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực: tiêu dùng nhanh, thời trang, ẩm thực, công nghệ, bất động sản cho đến giáo dục, y tế, giải trí… với những công việc hấp dẫn thuộc các mảng:
SEO Specialist
SEO Specialist (Search Engine Optimization Specialist) – Chuyên viên Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – người tối ưu hóa website để nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Để trở thành một chuyên gia SEO, bạn phải có kiến thức chuyên sâu về Marketing – Ảnh: Internet.
Các công việc bao gồm:
- Nghiên cứu từ khóa tiềm năng
- Tối ưu nội dung bài viết, hình ảnh, thẻ meta
- Xây dựng liên kết (backlink)
- Cải thiện tốc độ website và trải nghiệm người dùng
- Phân tích dữ liệu (Google Analytics, Google Search Console…)
- Lập kế hoạch và theo dõi hiệu quả chiến dịch SEO
Cơ hội phát triển:
- SEO Team Leader
- SEO Manager
- Digital Marketing Manager
- Head of Marketing
- Tư vấn SEO tự do (Freelancer) hoặc mở agency riêng
SEM/PPC Specialist
SEM/PPC Specialist (Search Engine Optimization/ Pay Per Click Specialist) – Chuyên viên Quảng cáo trả phí – người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai, tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trả phí trên Google và các nền tảng tìm kiếm khác.
Công việc bao gồm:
- Nghiên cứu từ khóa và phân khúc khách hàng mục tiêu
- Viết nội dung quảng cáo
- Thiết lập và quản lý chiến dịch quảng cáo
- Tối ưu ngân sách, chi phí CPC
- Theo dõi và phân tích hiệu quả chiến dịch
- A/B Testing để cải thiện hiệu suất quảng cáo
Cơ hội phát triển:
- PPC Leader
- Paid Media Manager
- Digital Marketing Manager
- Performance Marketing Director
Social Media Marketing Specialist
Social Media Marketing Specialist – Chuyên viên Tiếp thị mạng xã hội – người lên chiến lược và triển khai các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, LinkedIn, YouTube… với mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu, giữ chân khách hàng và thúc đẩy doanh thu.
Bao gồm các công việc:
- Xây dựng kế hoạch nội dung (content plan) theo tuần/tháng
- Viết bài, thiết kế hình ảnh, video ngắn phù hợp với từng nền tảng
- Quản lý và phát triển các kênh social của doanh nghiệp
- Tương tác với người dùng, chăm sóc cộng đồng
- Theo dõi, phân tích hiệu quả chiến dịch bằng các chỉ số: reach, engagement, follower, conversion…
- Phối hợp với các bộ phận khác để đồng bộ thông điệp thương hiệu
Cơ hội phát triển:
- Social Media Leader / Content Lead
- Social Media Manager
- Digital Marketing Manager
- Head of Social / Head of Marketing
Content Marketing Specialist
Content Marketing Specialist – Chuyên viên Tiếp thị nội dung – người lên ý tưởng, sáng tạo, triển khai và tối ưu nội dung tiếp thị trên nhiều nền tảng như website, blog, mạng xã hội, email, video, landing page… với mục tiêu thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng.
Chuyên viên tiếp thị nội dung phải xác định mục tiêu cụ, đảm bảo rằng nội dung đề ra phù hợp – Ảnh: Internet.
Công việc chính bao gồm:
- Nghiên cứu khách hàng mục tiêu và lên chiến lược nội dung phù hợp
- Viết bài blog, nội dung website, social post, email marketing…
- Kết hợp với thiết kế và media để tạo nội dung hình ảnh, video
- Xây dựng lịch đăng bài (content calendar)
- Theo dõi hiệu quả nội dung qua các chỉ số: traffic, time on site, engagement, conversion…
- Kết hợp cùng SEO/Ads team để tối ưu khả năng hiển thị và chuyển đổi
Cơ hội phát triển:
- Content Executive → Content Leader → Content Manager
- Hoặc đi theo hướng chuyên sâu: Copywriter, Content Strategist, UX Writer
- Kết hợp với kỹ năng khác để trở thành: Digital Marketing Manager, Brand Manager
- Freelancer/Content Creator tự do hoặc mở studio riêng
Email Marketing Specialist
Email Marketing Specialist – Chuyên viên Tiếp thị qua Email – người xây dựng và triển khai các chiến dịch email để giữ kết nối với khách hàng thông qua việc giới thiệu sản phẩm mới, gửi khuyến mãi cá nhân hóa, chăm sóc sau mua hàng.
Cơ hội phát triển:
- Email Marketing Leader
- CRM Specialist (Chăm sóc quan hệ khách hàng)
- Marketing Automation Specialist
- Digital Marketing Manager
- Head of Performance hoặc Growth Manager
Performance Marketing Specialist
Performance Marketing Specialist – Chuyên viên Tiếp thị hiệu suất – người chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các chiến dịch marketing trực tuyến với mục tiêu chính là tối ưu hóa hiệu quả và đo lường chính xác các chỉ số (ROI, CPC, CPA và CR). Công việc chính:
- Lập kế hoạch và triển khai chiến dịch quảng cáo trực tuyến
- Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo
- Phân tích và báo cáo dữ liệu
- Điều chỉnh ngân sách và chiến lược quảng cáo
- A/B Testing.
- Tối ưu hóa chuyển đổi
Cơ hội phát triển:
- Senior Performance Marketing Specialist
- Performance Marketing Manager
- Digital Marketing Manager
- Growth Marketing Manager
- Head of Performance Marketing
- Chief Marketing Officer (CMO)
Marketing Automation Specialist
Marketing Automation Specialist – Chuyên viên Tự động hóa tiếp thị – người xây dựng và quản lý các hệ thống tự động trong hoạt động tiếp thị, giúp doanh nghiệp tiếp cận, chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng một cách liên tục, tự động, hiệu quả.
Công việc chính:
- Thiết lập chuỗi email tự động dựa trên hành vi người dùng
- Tạo biểu mẫu, landing page, popup để thu thập dữ liệu khách hàng
- Phân loại và quản lý tệp khách hàng theo từng nhóm mục tiêu
- Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách
- Sử dụng các công cụ như HubSpot, ActiveCampaign, Klaviyo, Salesforce Marketing Cloud…
- Phối hợp với các bộ phận khác (content, thiết kế, sales…) để triển khai chiến dịch hiệu quả
- Phân tích và theo dõi dữ liệu để liên tục cải tiến hệ thống tự động hóa
Cơ hội phát triển:
- CRM Manager (quản lý quan hệ khách hàng)
- Retention Manager (quản lý giữ chân khách hàng)
- Marketing Technology Lead / Digital Marketing Manager
- Head of Growth / Chief Marketing Officer (CMO)
Brand Manager
Brand Manager – Quản lý Thương hiệu – người chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và phát triển hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Công việc chính:
- Xây dựng chiến lược thương hiệu
- Quản lý nhận diện thương hiệu
- Lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch marketing thương hiệu (brand campaign)
- Phân tích thị trường, đối thủ và hành vi người tiêu dùng để điều chỉnh chiến lược phù hợp
- Làm việc chặt chẽ với các bộ phận như thiết kế, digital, sales, PR để thực thi hiệu quả các hoạt động truyền thông
- Theo dõi các chỉ số về mức độ nhận diện và yêu thích thương hiệu, từ đó đánh giá hiệu quả chiến dịch
Để xây dựng một chiến lược, Brand Manager phải có các kế hoạch
quản trị thương hiệu ngắn hạn và dài hạn hợp tác – Ảnh: Internet.
Cơ hội phát triển:
- Senior Brand Manager
- Group Brand Manager / Brand Director
- Marketing Director / Chief Marketing Officer (CMO)
- Creative Lead
Product Marketing Manager
Product Marketing Manager – Quản lý Tiếp thị sản phẩm – là người phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận marketing, bán hàng và phát triển sản phẩm để tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả.
Công việc bao gồm:
- Phân tích thị trường và đối thủ
- Định vị sản phẩm và phát triển thông điệp marketing:
- Quản lý chiến dịch tiếp thị sản phẩm
- Hỗ trợ đội ngũ bán hàng
- Phân tích hiệu quả chiến dịch marketing
- Quản lý và theo dõi vòng đời sản phẩm
Cơ hội phát triển:
- Senior Product Marketing Manager
- Product Marketing Director
- Head of Product Marketing
- Chief Marketing Officer (CMO)
Market Research Analyst
Market Research Analyst – Chuyên viên Tiếp thị thị trường – là người thu thập, phân tích và phân tích dữ liệu thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi, và xu hướng của người tiêu dùng.
Công việc chính:
- Thu thập dữ liệu thị trường
- Phân tích dữ liệu
- Xây dựng báo cáo và dự báo xu hướng
- Phân tích hành vi khách hàng
- Cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:
Cơ hội phát triển:
- Senior Market Research Analyst
- Market Research Manager
- Consumer Insights Manager
- Marketing Strategist
- Head of Market Research
- Chief Marketing Officer (CMO)
Chuyên viên nghiên cứu thị trường cần tư duy logic để phân tích
và giải thịc các số liệu chính xác, hợp lý – Ảnh: Internet.
Public Relations (PR) Specialist
Public Relations (PR) Specialist – Chuyên viên Quan hệ công chúng – người chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của công ty, thương hiệu hoặc sản phẩm trước công chúng, truyền thông và các đối tượng liên quan.
Công việc chính của PR Specialist:
- Xây dựng chiến lược PR
- Xử lý khủng hoảng truyền thông
- Xây dựng mối quan hệ với các phóng viên, báo chí
- Phối hợp với các bộ phận khác
- Theo dõi và phân tích hiệu quả chiến dịch PR
Cơ hội phát triển:
- Senior PR Specialist
- PR Manager
- Head of PR
- Corporate Communications Manager
- Public Relations Director
- Chief Marketing Officer (CMO)
Event Marketing Specialist
Event Marketing Specialist – Chuyên viên Tiếp thị sự kiện là người lên kế hoạch, tổ chức và triển khai các chiến dịch tiếp thị thông qua các sự kiện như hội thảo, triển lãm, lễ ra mắt sản phẩm…
Công việc chính:
- Lập kế hoạch và tổ chức sự kiện
- Xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng
- Quản lý ngân sách sự kiện
- Quảng bá sự kiện
- Tạo mối quan hệ với đối tác
- Đánh giá hiệu quả sự kiện
Cơ hội phát triển:
- Senior Event Marketing Specialist
- Event Marketing Manager
- Event Director
- Experiential Marketing Manager
- Head of Marketing
- Chief Marketing Officer (CMO)
Học marketing ra trường làm việc ở đâu?
Sau khi hoàn thành các khóa học Marketing, các bạn trẻ có thể lựa chọn làm việc tại phòng marketing của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại. Mô hình làm việc này sẽ giúp bạn được chuyên môn hóa kỹ năng làm việc của mình với một vị trí phụ trách cụ thể cho sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó bên cạnh việc nâng cấp chuyên môn bạn có thể đào sâu tìm hiểu lĩnh vực cụ thể.
Hướng đi khác cho các bạn trẻ, đó là “đầu quân” vào các công ty dịch vụ trong lĩnh vực Marketing như agency quảng cáo, agency truyền thông, agency tổ chức sự kiện…Với lựa chọn này nhân sự sẽ được làm việc với nhiều đối tác khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó tạo nên cảm hứng mới mẻ cho công việc.
Kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công
Để trở thành một marketer xuất sắc dù bạn là người mới hay rẽ hướng nghề nghiệp thì điều tiên quyết đó là kiến thức nền tảng về ngành. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các tài liệu hoặc tham gia các khóa học marketing ngắn hạn để xây dựng cho mình bệ phóng vững chắc.
Bên cạnh đó các kỹ năng cần có để làm marketing cũng vô cùng quan trọng. Tùy theo “ngách” công việc yêu thích bạn phải chuẩn bị cho mình bộ kỹ năng cần thiết để “vào việc” trơn tru ngay từ đầu. Chẳng hạn như với Chuyên viên Quan hệ công chúng bạn cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu là người làm nội dung thì khả năng viết lách, tư duy phản biện là hai kỹ năng hàng đầu bạn cần có.
Marketing không chỉ là lựa chọn nghề nghiệp “trending” mà thực sự
là cánh cửa rộng mở cho người trẻ phát triển toàn diện.
Chính kiến thức và kỹ năng bạn có áp dụng vào công việc sẽ trả lời cho câu hỏi học marketing có dễ xin việc không hay nghề marketing lương bao nhiêu. Do đó bạn luôn cần phải cập nhật kiến thức, học hỏi những xu hướng mới để liên tục nâng cấp bản thân.
Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường
Bước chân thế giới Marketing là hành trình thử thách nhưng chắc chắn sẽ mang đến cho các bạn những trải nghiệm vô cùng thú vị. Với các bạn chưa biết học marketing ra làm nghề gì, cần chuẩn bị những gì thì hãy từng bước:
- Xác định rõ đam mê và thế mạnh của bản thân
- Tích lũy kinh nghiệm thực tế
- Xây dựng mạng lưới quan hệ (networking)
- Không ngừng học hỏi và phát triển bản thân
- Xây dựng portfolio ấn tượng
- Chuẩn bị CV và thư xin việc chuyên nghiệp
- Tự tin và kiên trì trong quá trình tìm việc
Cơ hội việc làm ngành nghề Marketing vô cùng phong phú với mức thu nhập hấp dẫn. Dù bạn đang ở ngưỡng cửa phân vân lựa chọn nghề nghiệp hay đã xác định theo đuổi marketing thì hãy bắt đầu hành trình của mình ngay hôm nay với các khóa học tại Học viện Marketing Hướng Nghiệp Á Âu! Với chương trình đào tạo thực chiến, có lộ trình học marketing cho người mới bắt đầu, bạn có thể tự tin phác thảo chiến lược markeing đầu tay của mình.
Ý kiến của bạn